Chi tiêu quân sự toàn cầu cao nhất từ Chiến tranh Lạnh

Theo báo cáo vừa được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự thế giới đạt 2,72 nghìn tỷ USD vào năm 2024, tăng 9,4% so với năm 2023 - mức tăng theo năm mạnh nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy căng thẳng địa chính trị gia tăng đã khiến chi tiêu quân sự tăng lên ở tất cả các khu vực trên thế giới, với mức tăng trưởng đặc biệt nhanh chóng ở cả châu Âu và Trung Đông. "Hơn 100 quốc gia trên thế giới đã tăng chi tiêu quân sự vào năm 2024", báo cáo cho biết. Cũng theo báo cáo, 5 quốc gia đầu tư nhiều nhất cho quân đội trong năm 2024 là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức và Ấn Độ, chiếm 60% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu với mức chi lên tới 1635 tỷ USD.

Cuộc xung đột ở Ukraine và những nghi ngờ về cam kết của Mỹ đối với Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã khiến chi tiêu quân sự ở châu Âu (bao gồm cả Nga) tăng 17%, lên mức 639 tỷ USD, đẩy chi tiêu quân sự của châu Âu vượt quá mức được ghi nhận vào cuối Chiến tranh Lạnh.

Máy bay F-35A và F-16 của Không quân Mỹ.

Chi tiêu quân sự của Nga ước tính đạt 149 tỷ USD vào năm 2024, tăng 38% so với năm 2023 và gấp đôi mức năm 2015. Con số này chiếm 7,1% GDP của Nga và 19% tổng chi tiêu của chính phủ. Tổng chi tiêu quân sự của Ukraine tăng 2,9% lên 64,7 tỷ USD, tương đương 43% chi tiêu của Nga. Với tỷ lệ chi tiêu quân sự chiếm 34% GDP, Ukraine là quốc gia gánh chịu gánh nặng quân sự lớn nhất vào năm 2024.

Báo cáo đánh giá, Ukraine hiện đang phân bổ toàn bộ doanh thu thuế cho quân đội. Trong bối cảnh tài chính eo hẹp như vậy, Kiev sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục tăng chi tiêu quân sự. Trong khi đó, chi tiêu quân sự của Mỹ tăng 5,7% lên 997 tỷ USD, chiếm 66% tổng chi tiêu của NATO và 37% chi tiêu quân sự thế giới vào năm 2024.

Trong khi đó, chi tiêu quân sự ở Trung Đông ước tính đạt 243 tỷ USD vào năm 2024, tăng 15% so với năm 2023 và tăng 19% so với năm 2015. Các quốc gia dẫn đầu khu vực này về chi tiêu quân sự gồm Israel, Lebanon, Iran, với tổng mức chi tiêu lần lượt là 46,5 tỷ USD, 635 triệu USD và 7,9 tỷ USD.

Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cảnh báo rằng, khi các chính phủ ngày càng ưu tiên an ninh quân sự sẽ gây tổn hại đến ngân sách cho các lĩnh vực khác, dẫn đến những đánh đổi về kinh tế và xã hội có thể tác động đáng kể đến xã hội trong nhiều năm tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov mới đây tuyên bố Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hiện do Moscow kiểm soát vẫn đang an toàn, đồng thời bác bỏ khả năng bàn giao quyền kiểm soát nhà máy này cho bất kỳ quốc gia nào khác.

Núi lửa Bulusan ở Philippines đã phun trào vào sáng 28/4, với cột tro bụi cao tới 4.500m, kéo dài trong 24 phút, Viện Nghiên cứu núi lửa và địa chấn Philippines cho biết.

Không quân Israel tối 27/4 tiếp tục tấn công khu vực ngoại ô phía Nam Thủ đô Beirut của quốc gia láng giềng Liban nhằm trấn áp nhóm vũ trang đối địch Hezbollah.

Cảnh sát Canada ngày 27/4 cho biết, nghi phạm trong vụ lao xe vào đám đông tại một lễ hội của cộng đồng người Philippines ở thành phố Vancouver là người có tiền sử bệnh tâm thần.

CHDCND Triều Tiên ngày 28/4 chính thức xác nhận đã triển khai binh sĩ tham chiến tại Nga trong cuộc xung đột với Ukraine theo chỉ thị của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Trong ngày vận động cuối cùng trước cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 28/4, Thủ tướng Canada Mark Carney và lãnh đạo đảng Bảo thủ Pierre Poilievre đã dốc toàn lực thu hút cử tri trên khắp đất nước.