Chỉ số Nikkei 225 phá vỡ kỷ lục mọi thời đại
Mức đóng cửa tâm lý mọi người đều khao khát
Chỉ số Nikkei 225 đã liên tục “xô đổ” các mức cao mới và tăng hơn 17% kể từ đầu năm nay, trở thành chỉ số chính có diễn biến tốt nhất thế giới. Mức đóng cửa gần 39.100 điểm phiên giao dịch hôm qua đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử, chỉ số này vượt ngưỡng 39.000 điểm và được nhiều nhà giao dịch mô tả là “mức đóng cửa tâm lý mà mọi người đều khao khát”.
Kỷ lục này đã mở ra một chương mới cho chứng khoán Nhật Bản trong bối cảnh các mã cổ phiếu liên quan đến chip tăng mạnh và đồng yen giảm đã góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhật Bản đang dần thu hút nhà đầu tư nước ngoài
Ông Kentaro Okuda - Giám Đốc Điều Hành Tập Đoàn Nomura Holdings chia sẻ: “Một trong những lĩnh vực hiện được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao là sự phát triển về quản trị doanh nghiệp ở các công ty Nhật Bản vì họ thấy những lĩnh vực này đã thay đổi. Tôi rất vui khi thị trường chứng khoán đi lên vì các nhà đầu tư tin tưởng rằng Nhật Bản đang vượt qua tình trạng giảm phát và hiệu quả hoạt động của các công ty đang được cải thiện".

Theo các nhà phân tích, đồng nội tệ suy yếu sẽ thúc đẩy lợi nhuận của các công ty tập trung vào xuất khẩu, vốn có tỷ trọng lớn trong số các cổ phiếu niêm yết tại thị trường Tokyo.
Tiền cũng đổ vào chứng khoán Nhật Bản khi các nhà đầu tư rời khỏi thị trường Trung Quốc, giữa lúc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng bất động sản và căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu.
Ngoài ra, sự hưng phấn của chứng khoán Nhật Bản còn xuất phát từ làn sóng đầu tư của các hộ gia đình trong nước, tận dụng chương trình trợ cấp tiết kiệm mới của Chính phủ.
Sự bứt phá cuối cùng của chỉ số Nikkei 225 còn được thúc đẩy bởi kết quả kinh doanh ấn tượng từ nhà sản xuất chip Nvidia của Mỹ chỉ sau một đêm.


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
0