Chi phí logistics tăng cao, doanh nghiệp 'trở tay không kịp'
Doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế Lacco cho biết đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả khi doanh nghiệp chịu lỗ để kịp giao hàng đúng hạn, vẫn không đặt được container rỗng để chở hàng.
Ông Hoàng Việt Phương, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco, cho hay: “Hiện tại, bây giờ rất khó để lấy chỗ trên tàu, thậm chí một số tuyến cũng đã "full" tàu đến tận ngày 15/7. Mà đương nhiên lịch tàu tháng 6 đã hết. Rất khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bán hàng theo loại hình ship thì hiện tại giá ship đội lên rất cao khiến các doanh nghiệp phải bù lỗ vào cước biển".

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến giá cước vận tải tăng mạnh những ngày gần đây là do áp lực của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ áp dụng thuế quan mạnh hơn với hàng hóa Trung Quốc từ đầu tháng 8, khiến các doanh nghiệp phải tăng tốc đặt container và tàu biển lúc này, kéo giá cước lên cao.
Do đó, để tránh thiệt hại, doanh nghiệp phải luôn có kịch bản chuẩn bị từ sớm. Ngoài ra, Việt Nam cần thiết phải có đội tàu vận tải biển tương xứng.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): “Đối với Việt Nam, là một quốc gia có hàng hóa xuất khẩu lớn, đặc biệt sang thị trường châu Âu và Hoa Kỳ thì đây là điều mà chúng ta luôn luôn phải tính đến, cũng như có phương án dự phòng thích hợp. Trong đó, có cả việc chúng ta phải chủ động lên phướng án đàm phán với các đối tác trong khu vực để giãn thời gian giao nhận hàng, mặt khác doanh nghiệp nên mua bảo hiểm cho yếu tố chậm trễ trong giao nhận cũng cần thiết”.
Các chuyên gia nhấn mạnh, chi phí đầu tư cho đội tàu vận tải biển quốc tế rất lớn, nên muốn phát triển ngành dịch vụ này, phải làm từng bước và phải có cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào đội tàu biển quốc tế.
Trước mắt, cần khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tàu biển quốc nội để chở hàng rời, hàng lỏng, vì vận chuyển container phức tạp hơn rất nhiều, cần phải có chu trình khép kín và hệ thống khách hàng khắp nơi trên thế giới để tàu không phải chạy rỗng.


Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
0