Chế tạo 'cây lỏng' hấp thụ CO2 ở đô thị

Nhằm giảm ô nhiễm không khí ở đô thị, các nhà khoa học Argentina đã tạo một lò phản ứng quang sinh học dưới dạng bể chứa tảo, được gọi là “cây lỏng” để loại bỏ CO2 khỏi không khí và tạo ra oxy ở các khu vực thành thị.

Các chuyên gia của Công ty Dầu khí nhà nước YPF và Hội đồng nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật quốc gia Argentina đã hợp tác với Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và đa dạng sinh học (INBIOTEC) để phát triển lò phản ứng quang sinh học có tên Y-ALGAE, hiệu quả gấp 10 đến 50 lần so với một cây to.

Các nhà khoa học đã lắp đặt hệ thống này tại 2 địa điểm là trạm dịch vụ YPF ở thủ đô Argentina và một nhà máy công nghiệp ở ngoại ô Buenos Aires. Thành phần hoạt động của thiết bị là vi tảo có nguồn gốc ở phía Đông Nam Buenos Aires.

Chị Maria Elena Oneto, phụ trách môi trường của Y-TEC, cho biết: “Vi tảo là những vi sinh vật xuất hiện trên Trái đất khoảng 3 tỷ năm trước. Chúng là những sinh vật quang hợp oxy đầu tiên đã phát triển bầu khí quyển như chúng ta biết ngày nay. Thậm chí ngày nay, chúng đóng góp tới 50% lượng oxy mà chúng ta hít thở”.

Các sinh vật cực nhỏ hấp thụ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo để chuyển đổi CO2 thành oxy và sinh khối, một loại vật liệu từ thực vật dùng để tạo ra điện năng hoặc tạo ra nhiệt. Chúng có thể được tái sử dụng làm phân bón, nhiên liệu sinh học và kết cấu bê tông. Chị Sara Medina, người điều phối dự án, cho biết mỗi thiết bị có thể thu được khoảng nửa tấn CO2 mỗi năm.

Các sinh vật cực nhỏ hấp thụ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo để chuyển đổi CO2 thành oxy và sinh khối.

Chị Sara Medina, điều phối viên dự án của Y-TEC, cho biết: “Các lò phản ứng của chúng tôi trong dự án Y-ALGAE được xây dựng để lắp đặt trong môi trường đô thị, ở những nơi được lát đá hoàn toàn, bị thay đổi bởi hoạt động của con người, nơi không thể trồng cây chứ đừng nói đến trồng cây với quy mô lớn. Vì vậy các lò phản ứng quang sinh giống được chúng tôi gọi là cây lỏng”.

Công nghệ này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới như một chiến lược giảm biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, nhưng sự phát triển ở Nam Mỹ vẫn còn non trẻ. Y-ALGAE là dự án đầu tiên ở Argentina.

"Đó là một dự án mang tính biểu tượng. Chúng tôi đã tạo ra một lò phản ứng cực kỳ hấp dẫn và bắt mắt để truyền đạt tới cộng đồng về những tiến bộ của Argentina trong công nghệ sinh học tảo và nâng cao nhận thức về các công nghệ môi trường mới nổi", chị Sara Medina cho biết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.