Châu Mỹ đứng trước nguy cơ dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng

Các quốc gia châu Mỹ có thể phải đối mặt nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất trong lịch sử, sau khi ghi nhận số ca mắc căn bệnh chết người này trong quý 1 năm 2024 cao gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) - chi nhánh châu lục của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết theo số liệu thống kê mới nhất, số ca mắc sốt xuất huyết tại khu vực châu Mỹ trong ba tháng đầu năm 2024 lên tới 3.5 triệu trường hợp, trong đó 1.000 người tử vong, cao gấp 3 so với cùng kỳ năm 2023.

Brazil là quốc gia có nhiều ca bệnh nhất, chiếm tới hơn 50%, tiếp đến là hai quốc gia láng giềng cùng thuộc khu vực Nam Mỹ là Argentina và Paraquay. Lý giải về tốc độ tăng số ca sốt xuất huyết tại khu vực châu Mỹ, các chuyên gia cho biết tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu gây ra khiến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết di chuyển tới những khu vực mới mà trước đây chúng chưa từng sinh sống, trong đó có cả những khu vực phi nhiệt đới như Nam Mỹ hay châu Âu.

Tháng 2 vừa qua, Brazil trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa vaccine phòng chống sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Một số quốc gia khác trong khu vực hiện cũng đang có kế hoạch tương tự nhằm đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm hoành hành tại khu vực này trong hàng thập kỷ qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.