Châu Âu và EU: Khủng hoảng chính trị những ngày đầu năm

Châu Âu và EU trong những ngày đầu năm mới 2025 này sôi động về chính trị và xã hội như rất hiếm thấy kể từ trước đến nay.

Cuộc chiến tranh ở Ukraine giữa Nga và Ukraine tiếp tục nhấn cả châu lục chìm sâu trong cuộc khủng hoảng chính trị - an ninh. Châu lục trong tình trạng bị ám ảnh nặng nề bởi sự trở lại cầm quyền của cựu Tổng thống Donald Trump. Sau Pháp, Đức và giờ là Áo lâm vào tình trạng khủng hoảng chính trị quyền lực.

Thủ tướng Áo Karl Nehammer thuộc Đảng Nhân dân Áo (OVP) đã từ chức sau khi không thành công với việc thành lập chính phủ liên hiệp với hai đảng khác là đảng Xã hội Dân chủ Áo (SPO) và đảng Tự do mới (Neos). Sự phá sản của các nỗ lực thành lập chính phủ liên hiệp giữa ba đảng cũng như giữa hai đảng OVP và đảng SPO đã mở đường cho khả năng đảng Tự do Áo (FPO) theo quan điểm cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa cực đoan tham gia nhiếp chính. Đảng Tự do Áo đạt được tỷ lệ phiếu bầu cao nhất trong cuộc bầu cử quốc hội vừa rồi ở Áo nhưng lại không được Tổng thống Áo giao cho trọng trách đứng ra thành lập chính phủ.

Trong lịch sử nước Áo, đảng Tự do Áo này đã từng tham gia cầm quyền với đảng OVP nhưng trong vị thế thấp kém hơn đảng OVP. Bây giờ, tương quan lực lượng ngược lại nếu đảng FPO và đảng OVP cùng nhau thành lập chính phủ liên hiệp. Bài học có thể rút ra được từ cuộc bầu cử quốc hội và tiến trình thành lập chính phủ mới ở Áo là phe cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy mạnh mẽ, tức là chính trường thiên lệch về phía cánh hữu và cực hữu hoá thêm mạnh mẽ, và là việc thành lập chính phủ mới rất khó khăn và phức tạp, rất nhạy cảm về chính trị - xã hội nội bộ và diễn biến không biết đâu mà lường trước được.

Đảng Xã hội dân chủ Đức (SPD) của thủ tướng Đức Olaf Scholz chắc chắn sẽ thua to, đảng Xanh cũng vậy. Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) sẽ trở thành phe cánh chính trị lớn nhất trong Quốc hội và sẽ đứng đầu Chính phủ liên hiệp mới vì bản thân không chiếm đa số trong Quốc hội để có thể một mình cầm quyền. Đảng Sự lựa chọn cho nước Đức (AfD), với bản chất quan điểm tương tự như đảng FPO ở Áo, sẽ trở thành đảng lớn thứ hai trong Quốc hội Đức, thua kém liên minh CDU/CSU không nhiều. Nếu các đảng khác trong Quốc hội không liên minh được với nhau để cùng cầm quyền thì phe CDU/CSU phải luỵ đảng AfD - như ở Áo bây giờ đảng OVP phải luỵ đảng FPO.

Phe cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa lên cầm quyền ở Áo hay tham gia nhiếp chính ở Đức không những chỉ là thay đổi bản chất và cục diện chính trường ở hai quốc gia này mà còn tác động rất mạnh mẽ tới chính trị châu lục và EU. Châu lục và EU tiếp tục không thành công trong nỗ lực ngăn cản sự trỗi dậy mạnh mẽ của các lực lượng cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách sa thải Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, thông tin được Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng Kevin Hassett tiết lộ với báo chí ngày 18/4.

Ngày 18/4, Nhà Trắng đã ra mắt một trang web mới ủng hộ cho lý thuyết rằng virus corona gây ra đại dịch Covid-19 là một tác nhân gây bệnh do con người tạo ra và bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm về bệnh truyền nhiễm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine ngày 18/4 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép ngay lập tức để chấm dứt hoàn toàn lệnh phong tỏa Dải Gaza được Israel áp đặt từ ngày 2/3.

Mỹ đang đối mặt với đợt bùng phát bệnh sởi nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua, khi đã có ít nhất 800 ca mắc được ghi nhận tại 24 bang của nước này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản và Mỹ bước đầu đã có tiến triển tích cực, làm cơ sở để có các cuộc thảo luận sâu hơn vào cuối tháng này.

Mỹ đang cân nhắc công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea như một phần trong khuôn khổ thỏa thuận hòa bình với Ukraine, trang Bloomberg đưa tin.