Châu Âu 'chữa cháy' ở London: Cái khó chưa ló cái khôn
Hội nghị thượng đỉnh London không đơn thuần là động thái tiếp nối cuộc gặp cấp cao tương tự được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì ở Paris (Pháp) trước đó. Thực chất, đây là sự khởi đầu của quá trình châu Âu buộc phải vượt lên chính mình về đảm bảo an ninh cho châu lục và cho Ukraine, định hình lại mối quan hệ của châu lục với Mỹ trên mọi phương diện và tìm cách giúp Ukraine không bị Nga "đẩy vào chân tường" trong cuộc chiến. Nhất là khi chính quyền mới ở Mỹ không còn mặn mà với việc tiếp tục "chống lưng" cho Ukraine, không cảm thấy có trách nhiệm giải cứu Ukraine và nghĩa vụ cùng EU và NATO đối địch Nga, thậm chí chủ động xích lại gần Nga.
Sau những gì đã xảy ra liên quan đến các bước đi của chính quyền mới ở Mỹ, các đồng minh không còn cho rằng Mỹ là đồng minh chiến lược tin cậy của họ, không còn xứng đáng là cường quốc lãnh đạo khối phương Tây đối với họ. Sự bất đồng quan điểm không chỉ liên quan đến quan điểm chính sách, lợi ích và ưu tiên hành động mà còn tới hệ giá trị. Các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Âu không chuẩn bị kịp thời và thoả đáng cho tình thế này, do đó gặp khó khăn và khó xử với Mỹ chưa từng thấy kể từ gần trăm năm nay.
Tục ngữ có câu "Trong cái khó ló cái khôn" nhưng cuộc gặp ở London cho thấy tình thế hiện tại của các đồng minh của Mỹ ở châu Âu lại là "cái khó bó cái khôn" và "trong khó vẫn chưa thấy ló cái cần có". Một khi khó khăn càng lớn và khó xử càng nhiều, châu Âu càng cần thống nhất quan điểm thật sự và phối hợp hành động hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện tại, nội bộ châu Âu chưa được thống nhất nên không thể phối hợp hành động. Các nước có quan điểm khác nhau về xử lý quan hệ với Mỹ ở thời ông Trump cầm quyền, về quan hệ với Nga hiện tại cũng như trong tương lai và về hậu thuẫn Ukraine.
Châu Âu chưa biết lấy đâu ra tiền để hậu thuẫn Ukraine nếu Mỹ buông bỏ. Châu Âu tính đến việc sử dụng tài sản của Nga ở nước ngoài bị phong tỏa, nhưng phải lường đến mọi hệ luỵ vô cùng tai hại về chính trị và pháp lý quốc tế, nên dẫu muốn cũng chưa thể dám.
Châu Âu tính đến việc đưa quân đội đến gìn giữ hòa bình ở Ukraine, nhưng nếu không có bảo hộ an ninh của Mỹ sẽ không dám. Châu Âu không biết sẽ ra sao với việc chính quyền mới ở Mỹ xích lại gần Nga? Châu Âu biết phải tự tăng cường sức mạnh quân sự nhưng không biết tăng đến mức độ nào mới đủ? Tất cả những bài toán khó này chưa có được lời giải thỏa đáng tại sự kiện lớn ở London vừa qua.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0