Châu Á là động lực tăng trưởng chính của thế giới

Trong bức tranh ảm đảm của nền kinh tế thế giới năm 2023, châu Á được coi là điểm sáng và là động lực tăng trưởng chính. Chỉ riêng 2 nền kinh tế có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ đã đóng góp một nửa tổng mức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, ASEAN cũng là một phần quan trọng trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết cam kết mở cửa của Trung Quốc sẽ là động lực chính đằng sau triển vọng kinh tế sáng sủa trên khắp châu Á, mặc dù vẫn còn nhiều rủi ro như giá dầu thế giới tăng cao và nhu cầu chất bán dẫn bị kìm hãm.

Báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á 2023 của ADB dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ tăng 5% trong năm nay và 4,5% vào năm 2024. Ngân hàng này cũng nhận định GDP của châu Á sẽ tăng 4,8% trong năm nay và năm tới, đồng thời cho biết tốc độ tăng trưởng của khu vực này vẫn ổn định.

Nhà kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park cho rằng triển vọng kinh tế tốt hơn mong đợi ở châu Á được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng đầy hứa hẹn của hai đầu tàu lớn trong khu vực - Trung Quốc và Ấn Độ. “Những dự báo tích cực của chúng tôi về tăng trưởng ở châu Á chủ yếu dựa trên sự mở cửa của Trung Quốc. Trước đây, chúng tôi dự báo Trung Quốc tăng trưởng ở mức 4,3% trong năm nay. Giờ đây, chúng tôi dự báo nước này sẽ tăng trưởng ở mức 5%, và thậm chí có khả năng mạnh mẽ hơn thế. Ấn Độ cũng là một quốc gia tăng trưởng ổn định. Nước này đã ổn định thị trường tiêu dùng và đầu tư trong năm qua, và điều đó vẫn tiếp tục trong năm nay. Hai quốc gia này rõ ràng chiếm phần lớn nhất trong GDP của khu vực, và sự tăng trưởng của họ là một phần quan trọng trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của toàn châu Á”, ông Albert Park nói. 

Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo về nhiều thách thức có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng, bao gồm diễn biến phức tạp của cuộc xung đột Nga-Ukraine và sự gián đoạn nguồn cung năng lượng. Đầu tháng này, tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi chung là OPEC+, bất ngờ tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu thô hơn 1 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 5/2023 đến hết năm 2023, khiến giá dầu tăng tăng đột biến.

Các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được kỳ vọng sẽ nằm trong số những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới trong năm nay. Theo ông Albert Park, các nước đang phát triển ở Châu Á tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới, và đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng toàn cầu so với bất kỳ khu vực nào khác. Nếu không tính Trung Quốc, Đông Nam Á có thể sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với phần còn lại của châu Á. So với các thị trường mới nổi khác, lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ dường như ít tác động tiêu cực hơn tới tăng trưởng ở ASEAN.

Tăng trưởng chậm ở các nền kinh tế phát triển sẽ kéo giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Đông Nam Á. Tuy nhiên, nhiều quốc gia ASEAN có thể đẩy mạnh phục hồi kinh tế qua lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch.

Thêm vào đó, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực tại quốc gia thứ 13 là Indonesia vào đầu năm nay, và dự kiến tiếp tục được thực thi tại các nước thành viên cuối cùng trong thời gian tới, được đánh giá là sẽ từng bước tăng cường các lợi ích kinh tế, tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần phục hồi tăng trưởng trong khu vực. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ và Iran sẽ tiến hành đàm phán trực tiếp về chương trình hạt nhân của Tehran. Phía Iran bác bỏ, khẳng định chỉ tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp thông qua Oman.

Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia cho biết một trận động đất có độ lớn 5,9 đã xảy ra ngoài khơi tỉnh Aceh, phía Tây nước này vào đêm 7/4, rạng sáng 8/4 (theo giờ địa phương).

Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ thị trường nội khối trước các mức thuế mới mà Mỹ áp đặt, trong bối cảnh nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai bên đang gia tăng.

Chuyến thăm Sri Lanka vừa qua của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là dấu mốc quan trọng mới trong mối quan hệ song phương và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả hai bên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón Thủ tướng Israel tại Nhà Trắng vào chiều ngày 7/4 (giờ địa phương). Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông Trump và một lãnh đạo nước ngoài kể từ khi ông công bố chính sách thuế quan mới vào tuần trước.

Trò chơi điện tử Minecraft đã mang đến cho người hâm mộ một không gian phiêu lưu nhập vai đầy kịch tính và sống động ở London, Anh.