Chắp cánh cho thế hệ công dân số
Trong các ngày 12-13/2, gần 2.000 học sinh của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã tham dự sự kiện “Blockchain & AI: Làm chủ công nghệ - Làm chủ tương lai”, được tổ chức bởi Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo.
Thực tế cho thấy, nhiều học sinh cấp trung học phổ thông đang ứng dụng AI để hỗ trợ việc học như tổng hợp, sàng lọc thông tin, lên kế hoạch học tập hay xây dựng các dự án từ công nghệ. Có thể thấy, AI và công nghệ đang dần trở thành trợ thủ đắc lực trong việc học tập và giảng dạy tại các nhà trường.
Học sinh Lã Tuấn Minh - Lớp 12A3 Tin, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - cho biết: "So với những năm trước đây, phải tự mày mò trên mạng xã hội hay các trang mạng để có thể tìm hiểu thông tin và kiến thức, bây giờ AI đã giúp em tổng hợp kiến thức rất tốt".
Không chỉ Tuấn Minh, AI cũng hỗ trợ em Trương Mạnh Dũng - Lớp 12A1 Toán, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên rất nhiều trong việc học. "Trước đây em có tiếp cận với AI khi làm một dự án, vai trò của AI là giúp định dạng vật thể. AI được xây dựng trên một mạng lưới nơ ron và có rất nhiều ứng dụng thực tế. Em cũng đã dùng AI để hỗ trợ việc học", Dũng nói.
Theo các chuyên gia, AI đang đóng vai trò then chốt trong việc tái định hình thị trường lao động. Khảo sát của Microsoft (2024) cho thấy, 66% nhà tuyển dụng sẽ không xem xét tuyển dụng nhân sự thiếu kỹ năng về trí tuệ nhân tạo. Những số liệu này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức công nghệ sớm, giúp học sinh THPT tạo dựng lợi thế cạnh tranh khi bước vào các ngành nghề tương lai, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật phần mềm, an toàn thông tin, Blockchain và phân tích tài chính số.
Theo ông Đào Trung Thành - Phó Viện trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng giảng viên Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo, khi được tiếp cận sớm, các bạn trẻ sẽ có định hướng sớm và có thể chủ động tham gia vào các môi trường phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực hay chiến lược về bán dẫn để đào tạo sinh viên.
Tiến sĩ Nguyễn Công Toản - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - cũng cho rằng: "Học sinh của trường đã có đầu vào rất cao, định hướng nhà trường thời gian tới sẽ đẩy mạnh sử dụng AI và công nghệ tốt hơn. Các em và các thầy cô sẽ phối hợp giữa giảng dạy truyền thống và hiện đại để vừa giảm tải công việc, vừa tiếp cận lượng kiến thức lớn".
Việt Nam hiện nằm trong nhóm năm quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền mã hóa cao nhất, với hơn 17 triệu người sở hữu tài sản tiền mã hóa và dòng vốn từ thị trường Blockchain, vượt qua mức 105 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2024. Do đó, việc tiếp cận Blockchain và AI từ sớm sẽ giúp học sinh THPT định hướng nghề nghiệp, rèn luyện tư duy sáng tạo và kỹ năng số, góp phần nâng cao năng lực, tự tin làm chủ công nghệ và hội nhập nền kinh tế số.


Đoàn công tác gồm hiệu trưởng các trường đại học của Bỉ do bà Elisaberh Degryse, Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia, tăng khoảng 400.000 em so với năm 2024.
Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
0