'Chảo lửa' Sudan nguy cơ vượt ra ngoài biên giới (Nhìn ra thế giới ngày 28/03/2023)

Sudan, một quốc gia nằm ở phía Đông Bắc châu Phi, những ngày qua đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận thế giới, khi giao tranh nổ ra giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) – lực lượng bán quân sự lớn nhất nước này. Tình trạng bạo lực chưa từng có đã khiến hơn 460 người chết và hơn 4.000 người bị thương. Xung đột được dự báo không chỉ khiến Sudan rơi vào một cuộc nội chiến, làm cản trở những thành quả đã đạt được của tiến trình chính trị và các nỗ lực tiến tới bầu cử, mà còn làm rối ren thêm cho một khu vực đầy bất ổn giáp với vùng Sahel, Biển Đỏ và Sừng châu Phi.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đứng đầu thế giới về robot hình người tân tiến đang bước vào giai đoạn cạnh tranh quyết liệt nhằm khẳng định vị thế trên toàn cầu. Cuộc đua giờ đây tập trung vào việc ai có thể đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn, với số lượng lớn hơn và các robot thông minh hơn.

Nền kinh tế Nhật Bản vốn đã chật vật với lạm phát cao, nay có thể rơi vào suy thoái nếu xuất khẩu giảm mạnh do thuế quan của Mỹ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và kìm hãm tăng trưởng tiền lương. Kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với nhiều áp lực, khi các số liệu mới công bố và dự báo của giới chuyên gia đều cho thấy những tín hiệu đáng lo ngại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã tuyên bố ý định dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt đối với Chính phủ Syria. Quyết định này của ông Trump không chỉ đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Washington, mà còn là bước ngoặt có thể tái định hình ngoại giao Trung Đông.

Mọi sự chú ý của dư luận quốc tế ngày 15/5 đã đổ dồn về Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi được kỳ vọng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, sau gần một ngày dài chờ đợi, cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine kể từ mùa Xuân năm 2022 đã không diễn ra dù các phái đoàn đàm phán đã tới Istanbul.

Trong chuyến công du đến Trung Đông, Tổng thống Mỹ Donald Trump không có kế hoạch ghé thăm Israel, một đồng minh vốn thân cận của Mỹ tại khu vực này. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ về vị trí của Israel trong ưu tiên ngoại giao của Mỹ.

Ngày 13/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên đường tới Ả rập Xê út, bắt đầu chuyến công du quốc tế đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của ông. Sau Ả rập Xê út, ông Trump sẽ tới Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Qatar. Chính quyền Trump lại tái khẳng định ưu tiên của mình là thúc đẩy quan hệ với các quốc gia vùng Vịnh, nơi ông coi là trung tâm của hòa bình, đầu tư và sức mạnh khu vực.