Chàng trai thổi hồn cho món ăn
Từng làm công việc đầu bếp ở những khách sạn 5 sao ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Thành Nam bất ngờ quyết định nghỉ việc vì cảm thấy gò bó. Mong muốn theo đuổi công việc sáng tạo, anh Nam bén duyên với nghề food stylist từ năm 2017.
Anh Nguyễn Thành Nam, Food Stylist cho biết: "Thời gian đầu làm công việc này gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn thứ nhất là mình không biết chụp ảnh, sắp xếp món ăn như thế nào cả, bố cục, cảnh, màu sắc. Trước đó, mình đi học chỉ được học công việc bếp dạy về cách thái, chuẩn bị nguyên liệu, phối hợp nguyên liệu thôi, còn sâu hơn về vấn đề này thì không".

"Để cho ra bức hình hoàn chỉnh thì phải trải qua những công đoạn như biết món ăn đó là món gì, thứ 2 tìm hiểu văn hoá món ăn đó, màu sắc. Tiếp đó là chuẩn bị nguyên vật liệu, lên concept và chỉnh sửa ảnh làm sao hoàn chỉnh. Để bức hình được đẹp thì bước quan trọng phải xem ánh sáng bức hình đó".
Mỗi một món ăn được anh Thành Nam làm ra đều bằng tất cả tâm huyết và sự tỉ mỉ. Anh quan niệm rằng khi bản thân yêu thích với món ăn mới có thể tạo ra những bức hình đẹp và ưng ý. Để chụp ảnh món ăn đẹp, thực phẩm sẽ chỉ được nấu chín khoảng 60-70%, đặc biệt là rau củ quả, chỉ trần qua để giữ lại màu sắc đẹp nhất.

Anh Nguyễn Thành Nam, Food Stylist chia sẻ: "Cần chuẩn bị nguyên vật liệu rau tươi, mới, không bị nát. Rau thơm không được to quá, vừa phải để khi trang trí vào đẹp. Thứ 2 chọn loại thịt có bản to để có thể dễ cắt, đúng theo khuôn mẫu của mình.
Thịt kho tàu thì khi làm không được nấu chín, khi làm sẽ bị teo rất xấu. Chỉ cắt miếng vừa đủ, to bản và sau đó ướp lại nước hàng thôi để màu đẹp tươi giữ được lâu. Trong quá trình chụp mà xuống màu thì pha một bát nước hàng, nước màu để quét lên để làm sao luôn được đẹp. Thứ hai, về bát canh, mình có chuẩn bị trước lớp thạch rau câu ở dưới để làm sao khi mình decor sắp xếp chắc chắn hơn, không bị xiên xẹo, bố cục chặt chẽ hơn".

Trong thời gian tới, anh Thành Nam còn đang ấp ủ kế hoạch thực hiện bộ ảnh món ăn đường phố của Việt Nam. Anh mong muốn sẽ đưa những món ăn này đến với nhiều người hơn, quảng bá tới bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, anh còn dự định kết hợp với một số nghệ nhân ẩm thực tổ chức buổi hội thảo, workshop chia sẻ về công việc đầu bếp, chụp ảnh đồ ăn.


Giữa nhịp sống hối hả hôm nay vẫn tồn tại một giá trị mang linh hồn xưa cũ, nơi mà từng hạt nếp cõng cả hồn xưa nằm nghe chuông chùa - xôi oản lá mít.
Từ ngày 28 đến 30/3, lễ hội ẩm thực Pháp tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Thống nhất trở lại Thủ đô Hà Nội. Điểm đặc sắc của năm nay là lần đầu tiên có thêm sự tham gia của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF; Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF; nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF).
Mỗi món ăn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều gắn liền với công thức chế biến truyền thống, mang đậm hương vị đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có cafe trứng - một trong những món đồ uống độc đáo của Hà Nội.
Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.
Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.
Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.
0