Chàng trai Ai Cập vượt chặng đường hơn 46.000km tới Nhật Bản

Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.

Anh Omar Nok 30 tuổi, người gốc Cairo, đã vượt chặng đường dài 46.239 km mà không hề đi máy bay để tới Nhật Bản. Anh đã đi bằng thuyền, tàu hỏa, lạc đà và thậm chí cả đi nhờ xe.

Đối với anh Nok, Nhật Bản là đại diện cho nơi xa nhất mà anh có thể đi du lịch ở châu Á mà không cần máy bay. Anh đến thành phố Fukuoka bằng phà vào tháng trước và sau đó tới Tokyo vào ngày 7/11, đúng 274 ngày sau khi rời khỏi quê nhà. Nếu thực hiện hành trình bằng máy bay thì chuyến bay thẳng từ Cairo đến Tokyo chỉ mất khoảng 12 giờ.

Chàng trai dũng cảm này trước đây đã từng thực hiện những chuyến đi dài qua châu Âu và châu Mỹ, nhưng đây là hành trình khó khăn nhất của anh bởi anh không biết ngôn ngữ của các nước Trung Á.

Trong chuyến đi của mình, anh đã đến thánh địa Mecca, trượt ván trên cồn cát của Iran, vượt qua vùng núi Tajikistan và băng qua nhiều vùng của Kyrgyzstan và Kazakhstan bằng ngựa và lạc đà. Anh Nok đã chi tiêu cực kỳ tiết kiệm cho hành trình này với chi phí  trung bình 25 USD/ngày, trong đó toàn bộ chuyến đi xuyên Afghanistan trong hai tuần của anh chỉ tốn 88 USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.