Chân robot giúp phục hồi vận động ở bệnh nhân đột quỵ
Sau 10 tuần tham gia thử nghiệm với một chiếc chân Bionic có dây đeo tại nhà, 34 bệnh nhân đột quỵ đi lại khó khăn đã có thể đi xa hơn, nhanh hơn. Đây là một sự án nghiên cứu hợp tác giữa Đại học Portsmouth, Đại học Winchester và Hobbs Rehabilitation.
Cô Amy Wright, Giảng viên cao cấp về cơ sinh học tại Đại học Portsmouth cho biết có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng các thiết bị robot cùng với vật lý trị liệu đã giúp ích cho những người bị đột quỵ và khả năng đi lại của họ. Vì vậy cả hai kết hợp với nhau có tác dụng lớn hơn là chỉ tiến hành vật lý trị liệu. Nhóm nghiên cứu của cô Amy Wright đang cố gắng tìm hiểu một thiết bị robot nhưng được sử dụng tại nhà cùng với vật lý trị liệu, có tác dụng lớn hơn so với việc sử dụng robot trong bệnh viện và phòng khám hay không.
Các bệnh nhân được gắn một chân robot hỗ trợ di chuyển, còn được gọi là chân Bionic. Robots này có dây đeo của AlterG và được hướng dẫn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Tình trạng của bệnh nhân được đánh giá bằng hệ thống camera 3D kỹ thuật số trước và sau khi dùng thử để xác định sự tiến triển trong điều trị.
“Chúng tôi thấy ở những người sử dụng thiết bị này, sự tự tin của họ tăng lên, khả năng đi bộ tăng lên, và do đó, số bước đi hàng ngày và hoạt động của họ cũng tăng lên”, cô Amy Wright nói.
Những thiết bị này có thể được gửi về nhà cho các bệnh nhân sử dụng hàng ngày, thay vì phải đến bệnh viện để điều trị.


Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Việc hợp tác với Starlink có thể tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực Internet vệ tinh, đổi mới và mở rộng hệ sinh thái viễn thông, tạo điều kiện để Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Tuần lễ Công nghệ Anh - Đông Nam Á 2025 khai mạc tại TP.HCM vào ngày 27/3, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Anh và khu vực.
Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có dịch vụ Internet vệ tinh Starlink.
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.
0