Cha mẹ không nói chuyện được với con
Khi còn nhỏ, phần lớn trẻ em đều có cuộc sống vui vẻ, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần bình thường. Nhưng khi lớn lên, cha mẹ đều nhận thấy con mình bỗng nhiên thay đổi mà không biết tại sao. Không ít người chia sẻ, họ đang mất kết nối với con cái. Trên mạng xã hội cũng có không ít câu chuyện tương tự với muôn vàn cung bậc cảm xúc khác nhau. Có những người nhẹ thì mất phương hướng, nặng thì trầm cảm đến mức phải điều trị, thậm chí có người muốn chấm dứt cuộc sống.
Điều đó khiến trong đầu những người làm cha mẹ như chúng ta chứa rất nhiều suy nghĩ, lo lắng về đủ thứ nguy cơ ảnh hưởng tới con; và, những đứa trẻ dùng nhiều cách để đối phó với những lo lắng đó của cha mẹ.
Có những gia đình, cha mẹ và con cái còn chia rẽ ngay trong những bữa cơm. Khi cha mẹ mải nấu nướng, dọn dẹp, thì các con ru rú trong phòng với thế giới riêng. Con trẻ luôn cho rằng cha mẹ chẳng bao giờ chịu hiểu cho con. Cha mẹ thì nghĩ nói thế nào con cũng không chịu hiểu. Sự mất kết nối diễn ra khi cả hai phía không chịu hiểu nhau. Người lớn chúng ta chỉ nhìn bằng mắt nhiều hơn là bằng trái tim thấu hiểu, bằng trái tim rộng mở, bằng những trải nghiệm, những vấp váp của ngay chính mình, để gia đình thực sự là nơi nương náu, là chốn an toàn mỗi khi trở về. Nên có lúc, ta bỏ mặc cho gia đình trôi theo sóng gió cuộc đời. Thậm chí, ta bắt chước cách thức cha mẹ đã chèo lái gia đình khi xưa, dù hoàn cảnh, thời đại và mối quan tâm của gia đình ngày nay đã khác. Lại có lúc, ta áp dụng những kiến thức quản lý nơi công sở vào quản lý gia đình mà quên mất gia đình không phải là nơi làm việc. Chính vì vậy, việc bị mất phương hướng, làm cho gia đình bí bách, hoặc làm cho gia đình mất cảm xúc là điều dễ xảy ra.
Có những bậc cha mẹ dù rất yêu con, nhưng chỉ vì tham dạy, lại nói nhiều, lúc nào cũng sẵn sàng mang đến cho các con một câu chuyện cảnh giác, thành ra lại bị tác dụng ngược. Vì vậy, tất cả những gì chúng ta có thể làm đó là lắng nghe con bằng trái tim để đồng hành cùng con trên cả chặng đường phía trước. Gia đình phải là chốn nương náu của cảm xúc, là nơi nương tựa, bảo vệ, không chỉ cho con trẻ mà cho tất cả chúng ta./.


Có một người, cũng như bao người mẹ khác, luôn khao khát một mái ấm bình yên cho các con mình. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như ta mong muốn.
Những sáng mai thức giấc giữa vô vàn tiếng chim, có người chợt nhận ra thành phố nơi cô sống là một thành phố hiền lành, không chỉ dành cho con người mà còn dành cho chim muông hoa cỏ.
Có những điều trong đời, dù muốn hay không, người ta vẫn bị đặt trong một chiếc khung vô hình. Chiếc khung ấy mang tên định kiến. Định kiến giống như một tấm gương mờ, phản chiếu những hình ảnh lệch lạc và bóp méo mọi điều vốn dĩ thật giản đơn.
Phụ nữ hiện đại có rất nhiều mối quan tâm. Khi còn trẻ, họ tràn đầy nhiệt huyết, mục tiêu phấn đấu cho công danh sự nghiệp. Nhưng khi đã lập gia đình rồi, những lo toan đã ít nhiều chi phối họ, khiến họ luôn trăn trở làm sao để lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình?
Cuộc sống giống như một con đường dài, nơi mỗi bước chân ta đi qua đều mang theo những dấu vết của niềm vui, nỗi buồn và cả những vấp ngã. Không ai trong chúng ta bước đi mà không một lần trượt ngã. Nhưng điều kỳ diệu nhất của con người chính là khả năng đứng dậy từ những lần đó, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn.
Hà Nội tháng Ba, những ngày giao mùa khi trời còn vương chút se lạnh nhưng đã bắt đầu lẫn trong đó cái ấm áp dịu dàng của mùa xuân. Trong không gian ấy, có một loài hoa không thơm nhưng lại khiến lòng người xao xuyến, khiến ai từng gặp cũng phải dừng chân ngước nhìn - đó là hoa gạo.
0