Cha đẻ của 'cách mạng xanh' Ấn Độ qua đời

Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã bày tỏ lòng thương tiếc đối với nhà di truyền học Ấn Độ Monkombu Sambasivan Swaminathan, cha đẻ của “cách mạng xanh ” nước này đã qua đời vào ngày 28/9, thọ 98 tuổi, ở Madras, thuộc bang Tamil Nadu, quê hương ông.
Giáo sư Monkombu Sambasivan Swaminathan có một sự nghiệp học thuật lẫy lừng và giành được 84 bằng tiến sĩ danh dự.

 

Được coi là người phát động và thực hiện cuộc “cách mạng xanh” vào thập niên 60 của thế kỷ trước, giúp Ấn Độ thoát khỏi và chấm dứt tình trạng thiếu lương thực kinh niên.

Monkombu Sambasivan Swaminathan có một sự nghiệp học thuật lẫy lừng và giành được 84 bằng tiến sĩ danh dự. Ông đã nhân giống các giống lúa mì và gạo nhằm cải thiện năng suất và đào tạo nông dân cách gieo trồng, giúp Ấn Độ thoát khỏi nạn đói và trở thành một nước xuất khẩu lương thực. 

“Vào một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử đất nước chúng ta, công việc mang tính cách mạng của ông trong lĩnh vực nông nghiệp đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người và đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước", Thủ tướng Narendra Modi bày tỏ lòng thương tiếc đối với nhà khoa học.

Giáo sư Swaminathan nhận bằng tiến sĩ về di truyền học tại Đại học Cambridge vào năm 1952, nhưng đã từ chối chức danh giáo sư ở Mỹ để trở về phục vụ đất nước. Đặc biệt, ông hợp tác với nhà nông học người Mỹ Norman Borlaug, người có đóng góp cải thiện nguồn cung cấp lương thực cho thế giới đã mang lại cho ông giải Nobel Hòa bình.

Sau khi Thủ tướng Indira Gandhi nhậm chức vào năm 1966, Swaminathan thực hiện một chương trình nông nghiệp mới. Tình trạng thiếu lương thực thường xuyên khiến nền kinh tế Ấn Độ phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, nhưng đến đầu những năm 1970, công nghệ mới đã khiến nước này có thể tự cung tự cấp.

“ Khủng hoảng là mẹ của phát minh. Chúng tôi đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng vào những năm 1960 và chúng tôi đã thành công ”, Giáo sư Swaminathan đã phát biểu vào năm năm 2008. Công trình của ông đã được khen thưởng với nhiều giải thưởng, bao gồm Giải thưởng Ramon Magsaysay - giải thưởng tương đương với giải Nobel của Châu Á, năm 1971 và Giải thưởng Lương thực Thế giới đầu tiên năm 1987.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi đó là Javier Perez de Cuellar đã nói rằng: " Những đóng góp của ông cho khoa học nông nghiệp đã để lại dấu ấn không thể phai mờ đối với hoạt động sản xuất lương thực ở Ấn Độ và trên toàn thế giới đang phát triển ".  

Tạp chí Time xếp ông là một trong ba người Ấn Độ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, cùng với anh hùng độc lập Ấn Độ Mahatma Gandhi và nhà thơ Rabindranath Tagore.

(Nguồn: Le Figaro)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận qua điện thoại với bà về việc sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine tại Vatican.

Giá gạo tại Nhật Bản tính đến ngày 20/5 đã tăng liên tục trong hơn 10 tuần, gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều người dân phải giảm lượng tiêu thụ hoặc chuyển sang các loại thực phẩm thay thế.

Hàng cứu trợ chưa được phân phát tới người dân ở Dải Gaza dù Israel cho phép nối lại hoạt động viện trợ nhân đạo sau hơn 11 tuần phong tỏa.

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ hôm 19/5 được xem là bước ngoặt trong tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.

Lễ hội cát Haeundae - một trong những lễ hội mùa hè được yêu thích nhất tại Hàn Quốc đã mang đến không gian nghệ thuật độc đáo ngay trên bãi biển với những tác phẩm điêu khắc từ cát.

Người máy hình người sẽ không thay thế lao động con người hay gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt - một quan chức Trung Quốc đang giám sát một trung tâm công nghệ lớn tại Bắc Kinh khẳng định.