CDC Hà Nội mở cửa lại phòng tiêm chủng phục vụ người dân

Sáng 12/3, Phòng tiêm chủng vaccine của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội chính thức mở cửa trở lại để phục vụ người dân. Nhiều người dân, phụ huynh từ sớm đã đưa con em tới đăng ký tiêm chủng phòng bệnh.
Người dân đến từ sớm để đăng ký tiêm.

Phòng tiêm chủng vắc xin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đã mở cửa trở lại. Đây là đơn vị đầu ngành Y tế dự phòng của Hà Nội; phụ trách tổ chức, quản lý, giám sát chương trình tiêm chủng trên địa bàn với đội ngũ cán bộ y tế có nhiều năm kinh nghiệm về công tác tiêm chủng. Bắt đầu từ sáng nay, người dân Thủ đô đã có thêm địa chỉ uy tín để tiêm vắc xin phòng bệnh đảm bảo miễn dịch phòng bệnh.

Nhiều phụ nữ mang thai cũng đến tiêm các mũi vaccine trong thai kỳ.

Ngày đầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) mở cửa trở lại phòng tiêm chủng, đông đảo người dân đã nắm được thông tin để đến đăng ký tiêm. Chị Hoàng Lê Duyên ở quận Hoàng Mai, Hà Nội  đã đưa con gái 3 tuổi của mình đến CDC Hà Nộiđể tiêm phòng cúm từ 8h sáng. Bé được khám trước khi tiêm, sau đó được các bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng.

Sau khi tiêm, các bé còn được khám, tư vấn dinh dưỡng.

Từ sáng nay (12/3), hai dây truyền tiêm phòng tiêm chủng đã hoạt động và đáp ứng cho 200 lượt tiêm mỗi ngày. Các loại vắc xin tiêm phòng mà người dân đang cần phòng bệnh đều được đáp ứng đủ và bảo quản theo quy định. Bao gồm các loại vaccine: lao; uốn ván hấp phụ; 6 trong 1; tiêu chảy do rota virus; sởi, quai bị, rubella; thuỷ đậu; viêm não Nhật Bản B; cúm; các bệnh do phế cầu khuẩn; viêm gan A+B và các bệnh do HPV…

Người dân yên tâm về quy trình tiêm an toàn.
Cân đo cho trẻ đến tiêm.

Bác sĩ Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết: "Sau một thời gian phải tạm dừng phòng tiêm chủng dịch vụ của CDC Hà Nội, chúng tôi đã giải quyết được những vướng mắc trong công tác mua sắm, đấu thầu vắc xin. Tất cả các loại  vắc xin phục vụ cho tiêm chủng hiện nay đã được cung ứng đầy đủ". Bên cạnh đó, một khâu cũng hết sức quan trọng là kho bảo quản vắc xin, hệ thống dây truyền lạnh bảo quản vắc xin. Vấn đề thứ ba là quy trình tiêm chủng, tuy đã có kinh nghiệm trên 30 năm thực hiện triển khai tiêm chủng dịch vụ này, nhưng trước khi đi vào hoạt động trở lại CDC Hà Nội cũng rà soát tất cả đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng trong dây truyền tiêm chủng đều phải được tập huấn lại về mặt quy trình, kỹ thuật, đặc biệt là công tác khám, phân loại và sàng lọc tiêm. Bởi CDC Hà Nội đặt lên hàng đầu đó là chỉ định tiêm vắc xin đúng loại, đúng đối tượng, đúng độ tuổi tiêm. Không chỉ định một cách tràn lan để tránh lãng phí đối với gia đình của trẻ, quan trọng nhất là tiêm đúng lứa tuổi của trẻ để trẻ có khả năng phòng bệnh tốt nhất, BS Khổng Minh Tuấn cho biết thêm.

Bác sĩ Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội

Chỉ tính riêng trong sáng nay, đã có khoảng 100 người dân đến để tiêm phòng tại CDC Hà Nội (số 70, Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà Nội). Không chỉ trẻ em, người lớn, nhiều phụ nữ mang thai cũng đến tiêm các mũi vaccine trong thai kỳ. Người dân có nhu cầu tiêm chủng có thể tìm hiểu thông tin về vắc xin tại website http://hanoicdc.gov.vn. Ngoài nhiệm vụ tổ chức tiêm chủng mở rộng,  CDC Hà Nội mở lại phòng tiêm chủng dịch vụ cũng là nhiệm vụ chính trị nhằm đa dạng hoá các dịch vụ tiêm phòng chủ động phục vụ công tác phòng bệnh cho người dân trên toàn thành phố./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).

Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.

TS Nguyễn Hồng Vũ, cựu nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Mỹ), cho biết các tài liệu về lòng xe điếu không nhiều, một số thông tin có lý giải lòng này có thể do quá trình nuôi lợn mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn Lawsonia intracellularis, tồn tại ở những nơi mà điều kiện vệ sinh không đảm bảo.