Cây xanh và lời giải ô nhiễm đô thị

Mỗi một cây xanh được trồng, tuy nhỏ bé nhưng đều có tác dụng tạo mảng xanh, hình thành những lá phổi sống thanh lọc và bảo vệ môi trường. Chính vì lẽ đó, trong nhiều năm qua, các đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội luôn đặc biệt quan tâm tới phát triển hệ thống cây xanh - “tấm lá chắn” bảo vệ môi trường và cuộc sống của người dân, nhất là trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ nét và cực đoan.

Tết trồng cây đầu năm không chỉ tập trung ở vùng sâu, vùng xa mà cần được chú trọng ngay tại các thành phố lớn bởi đây chính là  lời giải hữu hiệu cho bài toán ô nhiễm đô thị hiện nay. Hà Nội với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông… nhưng dù ở bất kỳ mùa nào, những cung đường phủ đầy cây xanh cũng là điểm nhấn tạo nên sự thân thiện, tươi mới của Thủ đô.

Em Nguyễn Thảo Linh – Huyện Thanh Oai, Hà Nội chia sẻ: "Em không ở nội thành nhưng mỗi lần ra Hà Nội rất yêu thích con đường này, xung quanh nhiều cây mang lại cho mọi người cảm giác mát mẻ và bình yên."

Với những cung đường luôn là điểm nóng về giao thông như Phạm Văn Đồng, sau khi mở rộng, 1.500 cây xanh đã được trồng mới. Nơi đây giờ không chỉ là một trong những cung đường xanh mát nhất Thủ đô mà còn cải thiện môi trường, làm sạch bầu không khí đô thị vốn rất ô nhiễm.

Cây xanh và lời giải ô nhiễm đô thị

Em Trịnh Quốc Thái – Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cũng chia sẻ: "Quãng đường Phạm Văn Đồng bị quá tải, 7-8h sáng, 4-5h chiều nhưng mà do hàng cây xanh được trồng dày đặc nên khi đi qua đây thấy dễ chịu kể cả lưu lượng giao thông thì thấy đỡ hơn so với ngày trước."

Cây xanh giúp thanh lọc không khí, giảm thiểu ô nhiễm không phải chỉ là cảm nhận hay kinh nghiệm. Đó là điều các nhà khoa học đã chỉ ra trong các nghiên cứu.

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung – Chuyên gia Lâm nghiệp cho biết: "Hấp thụ cacbonic để tạo thành ra vật chất, chính là thân thể cây xanh, cây xanh góp phần làm thức ăn, chất xúc tác hấp thụ cacbonic cho con người đỡ bị khí không duy trì sự sống. Về mặt vật lý, cây xanh làm giảm nhiệt độ trong lúc bức xạ mặt trời lớn, chính bản thân cây xanh trong quá trình hấp thụ làm giảm nhiệt độ xung quanh nó, giảm về hóa học, làm giảm cơ học… đang bão thành gió, gió thành đứng im… không những chất độc mà bụi của không khí, chống ồn thì cây xanh chống bụi, chống ồn, ngăn cản quá trình lưu thông của không khí."

Những cung đường phủ đầy cây xanh cũng là điểm nhấn tạo nên sự thân thiện, tươi mới của Thủ đô.

Và đó cũng chính là lí do hiện nay, không gian sống xanh đã dần trở thành xu hướng tất yếu của cư dân thành thị.

Cây xanh vừa là tự nhiên vừa là nhân tạo, trở thành gạch nối giữa con người với tự nhiên, giữ gìn và mang lại sự hài hòa, nhân văn và thân thiện. Với mục tiêu năm 2024, Hà Nội sẽ trồng mới 200.000 - 250.000 cây xanh các loại, “tấm lá chắn” này được kỳ vọng sẽ tiếp tục trở thành điểm nhấn biểu tượng cho thành phố xanh, thành phố vì hòa bình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam và biểu dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021 - 2025 vào sáng 6/5.

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam sáng 6/5 là dịp để người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiểu sâu sắc hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa Phật giáo nước ta cũng như lan tỏa thông điệp hòa bình, khẳng định chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Xe gắn camera hành trình buộc phải phanh gấp khi phía trước một ô tô đột ngột dừng lại tại cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Mặc dù hiện nay mức phạt với hành vi vi phạm đi lên vỉa hè đã tăng gấp 10 lần so với nghị định cũ, phạt từ 4 - 6 triệu đồng và trừ hai điểm giấy phép lái xe nhưng một bộ phận người dân vẫn có nhiều lý do để cố tình vi phạm. Nhằm ngăn chặn hiệu quả hơn hành vi này, ngoài xử lý vi phạm trực tiếp, cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông cũng sử dụng thiết bị camera giám sát, ghi hình phạt nguội.

Khởi công xây dựng từ năm 2021, dự án cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 413 trên địa bàn thị xã Sơn Tây dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2024. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn dang dở, chưa hẹn ngày về đích, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và đi lại của người dân khu vực.

Bộ Xây dựng được giao trình Chính phủ bổ sung cơ chế về chỉ định thầu cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 5.