Cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ khởi công trong năm nay | Hà Nội tin mỗi chiều
Đây là cây cầu dây văng thứ hai của Hà Nội, sau cầu Nhật Tân, và là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng, kết nối trung tâm thành phố với các quận, huyện phía bắc. Cây cầu sẽ tạo động lực cho việc mở rộng đô thị về phía bắc, góp phần giãn mật độ dân cư khu vực trung tâm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các khu đô thị mới hiện đại, văn minh.
Bên cạnh đó, cầu Tứ Liên cũng đảm bảo nhu cầu vận tải, phục vụ cho việc xây dựng và phát triển chuỗi các khu công nghiệp trọng điểm như Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng… Hơn nữa, dự án còn mở ra cơ hội phát triển du lịch, kết nối trung tâm Hà Nội với các khu du lịch nổi tiếng phía bắc như Cổ Loa, Tam Đảo, Ba Bể, tạo nên những hành trình khám phá hấp dẫn cho du khách.

Chị Vũ Thu Hà, người dân sống tại huyện Đông Anh, chia sẻ: "Hàng ngày, tôi phải đi từ bên kia thành phố vào trung tâm để đi làm. Vì thế, tôi rất mong chờ các cây cầu được xây dựng sẽ kết nối giao thông và người dân đi lại thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian đi lại trên đường".
Chuyên gia giao thông Đặng Chí Nga đánh giá: "Áp lực đô thị hóa trong khu trung tâm Hà Nội đang căng cứng như một dòng nước lũ bị ngăn vây bởi ‘dải đập’ sông Hồng. Do đó, thành phố đang rất cần những cây cầu để khép kín các vành đai giao thông lớn, mở hướng phát triển về những vùng đất giàu tiềm năng như Đông Anh, Gia Lâm và Long Biên…".
Trên thực tế, tại tất cả mọi quốc gia, đặc biệt ở các thành phố lớn, những cây cầu luôn đóng vai trò là động lực phát triển cho cả nền kinh tế. Tại Việt Nam, các khu vực tăng trưởng năng động tại những thành phố lớn đều gắn với số phận những cây cầu. Ví dụ như ở Đà Nẵng, cầu sông Hàn đã giúp thành phố này khai phá thêm những vùng đất mới, giúp thành phố bớt nghiêng ở hướng tây. Cũng chính từ đây, bờ Đông Đà Nẵng gồm các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn vốn từ vùng đất nghèo nàn, lúp xúp đã vươn mình lên thành những dải đô thị bề thế, hiện đại như ngày nay.

Quay trở lại câu chuyện của Hà Nội. Các chuyên gia về quy hoạch đô thị và giao thông - hạ tầng đều rất kỳ vọng vào vai trò át chủ bài của cầu Tứ Liên trong tương lai gần. Trước đó, cầu Nhật Tân - cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội sau khi khánh thành tháng 1/2015 đã nhanh chóng trở thành điểm check in thú vị của rất nhiều người dân Thủ đô và du khách. Công trình được trang bị hệ thống chiếu sáng hiện đại, đã tạo nên một điểm nhấn kiến trúc độc đáo trên tuyến đường cửa ngõ đón du khách từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố. Và tới đây, cầu Tứ Liên - cây cầu dây văng thứ 2 bắc qua sông Hồng dự kiến sẽ tạo nên biểu tượng mới của Hà Nội hiện đại trong thế kỷ 21 này.
Về tầm nhìn dài hạn, ông Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá cầu Tứ Liên sẽ là cây cầu quan trọng trong số các cầu dự kiến xây dựng mới trong đô thị trung tâm, góp phần mở ra hướng phát triển mới cho Hà Nội.
Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nhận định: "Xây dựng cầu vượt sông Hồng là vấn đề bức thiết, quan trọng, vừa giảm ách tắc giao thông vừa phát triển khu vực 2 bên sông, kết nối hạ tầng. Mỗi cây cầu qua sông Hồng khởi nguồn từ nội đô thì đều có ý nghĩa về mặt kết nối và xác định vai trò động lực của Hà Nội với các vùng xung quanh, tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển đột phá 2 bên sông Hồng. Trong các lần quy hoạch, chúng ta mới chỉ tập trung phía nam sông Hồng, nhưng những năm gần đây, cần phát triển thêm phía bắc sông Hồng để đưa khu vực Đông Anh, Gia Lâm thành trung tâm mới – giảm áp lực cho nội đô, với quỹ đất rất rộng để phát triển".

Mỗi cây cầu được xây đều phản ánh giá trị văn hóa, đánh dấu sự phát triển của đất nước. Thủ đô Hà Nội đang có chủ trương phát triển rộng sang 2 bên bờ sông Hồng. Trong tương lai, thành phố sẽ xây dựng thêm nhiều cầu vượt qua sông Hồng để đáp ứng lưu lượng giao thông ngày càng tăng.
Sau khi xây dựng và đi vào hoạt động, cầu Tứ Liên sẽ là cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng, thuận tiện cho giao thông, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và trở thành một biểu tượng mới của Thủ đô năng động, hội nhập. Sự hòa trộn giữa yếu tố lịch sử, văn hóa truyền thống với phong cách kiến trúc hiện đại, hứa hẹn sẽ đưa cây cầu trở thành điểm đến du lịch mới của Thủ đô.
- Hà Nội sẽ có Trung tâm triển lãm lớn thuộc top 10 thế giới | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hơn 122.000 thí sinh bỏ nhập học đại học dù trúng tuyển | Hà Nội tin mỗi chiều
- Chủ nhà trọ trục lợi từ tiền điện của người thuê trọ | Hà Nội tin mỗi chiều
- Sợ thang máy, cư dân Linh Đàm luyện sức leo thang bộ | Hà Nội tin mỗi chiều
- 4.500 du khách Ấn Độ đến Việt Nam | Hà Nội tin mỗi chiều


Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Burundi; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Lãnh đạo TP Hà Nội viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Trung Quốc áp thuế 34% lên hàng hóa Mỹ... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 23h00 hôm nay.
Kiến trúc sư Nguyễn Giang là một nghệ nhân đến từ làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Với niềm đam mê kiến trúc nhà gỗ cổ truyền và mong muốn phát huy tinh hoa nghề mộc của làng, kiến trúc sư Nguyễn Giang đã thiết kế và dựng nhiều ngôi nhà gỗ truyền thống với thương hiệu gỗ Giang.
中文新闻 04/04/2025 | Bản tin tiếng Trung
HANOITV News | 04/04/2025
Chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra một cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa, bù đắp khoản thâm hụt nợ công của Mỹ. Sâu xa hơn, Mỹ muốn dùng công cụ thuế để gây sức ép, buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại theo hướng có lợi hơn cho Mỹ.
Chiến thuật cứu hộ của Công an Việt Nam được đánh giá cao; Công tác cứu nạn ở Myanmar bước sang giai đoạn mới; Bắt tạm giam Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
0