Cầu Long Biên - nơi hiện tại nối liền quá khứ

Cầu Long Biên với 121 năm tuổi, là cây cầu bắc qua ba thế kỷ, giữ một giá trị vô cùng quan trọng mà không một cây cầu nào thay thế được của Hà Nội. Những ký ức về một thời đạn bom – một thời hòa bình của Hà Nội vẫn lắng đọng trên từng nhịp cầu.

121 năm sừng sững, những nhịp thép cầu Long Biên không còn nguyên vẹn bởi bom đạn một thời, nay lại lầm bụi điểm màu thời gian. Thế nhưng cây cầu ấy với đủ mọi sắc màu và âm thanh cuộc sống đã đi vào tâm thức của nhiều người con Hà Nội.

 Với ông Nguyễn Văn Khang, năm nay đã 77 tuổi – một người sinh ra và lớn lên ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, giờ do tuổi đã cao, thi thoảng khi có dịp ông mới đến cầu Long Biên chứ không thường xuyên như những năm trước. Cách đây 69 năm, ông và gia đình cũng được chứng kiến những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát và làm chủ thành phố. Cây cầu là nơi chào đón đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô.

Sau gần 3 năm thi công, ngày 28/2/1902, cầu chính thức được khánh thành và được đặt tên là Paul Doumer. Cầu Long Biên trở thành cây cầu dài thứ hai thế giới và cũng là cây cầu được xây dựng với những kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới khi ấy. Tấm biển “” 1899 - 1902 Daydé & Pillé Parisvẫn còn nguyên vẹn như muốn nhắc nhở mọi người về chiều dài lich sử của cây cầu.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội: Với mỗi người dân Hà Nội nói riêng, cầu Long Biên có ý nghĩa rất lớn, bởi đó không chỉ là cây cầu nối liền 3 thế kỷ, là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với phương Tây mà còn là “chứng tích lịch sử”. Dù mang trên mình không ít ký ức đau thương, nhưng suốt những năm tháng khốc liệt ấy, cây cầu đã trở thành biểu tượng của người Hà Nội.

Dù đang nhuốm màu theo thời gian, nhưng câu cầu nối hai bờ sông Hồng vẫn nườm nượp tàu xe mỗi ngày. Hơn 120 năm qua, Cầu Long Biên vẫn ở đó, chứng kiến bao đổi thay của Hà Nội. Thủ đô ngày càng chuyển mình phát triển, thêm nhiều cây cầu hiện đại bắc qua dòng sông Hồng, cầu Long Biên không còn vị thế độc tôn về giao thông đôi bờ, nhưng với người dân Thủ đô và du khách, cầu Long Biên vẫn là cây cầu đẹp nhất Hà Nội.

Bắc qua ba thế kỷ, giữ một giá trị vô cùng quan trọng mà không một cây cầu nào thay thế được, cầu Long Biên thành niềm tự hào của người dân Hà Nội. Sừng sững đứng đó, cùng thời gian ôm ấp vẹn nguyên nét văn hóa cổ kính của Thủ đô ngàn năm văn hiến, bền bỉ kết nối cả không gian, thời gian cũng như tình cảm của người Hà Nội, cây cầu trở thành gạch nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Và sẽ thật ý nghĩa khi cầu Long Biên trong tương lai gần có thể trở thành điểm đến du lịch, đặc biệt, thành cây cầu sáng tạo, nơi các nghệ nhân, kiến trúc sư, nghệ sĩ thỏa sức thăng hoa, và là nơi người dân chiêm ngưỡng, suy tưởng và hưởng thụ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thiên nhiên như dành nhiều ưu ái hơn cho Thủ đô trong tháng Ba này, khi người dân được chìm đắm trong muôn màu hương sắc của hoa ban, hoa sưa và hoa bưởi.

Cứ đến tháng 3, hoa phong linh lại nở vàng rực trên tuyến đường của khu đô thị Park City (phường La Khê, quận Hà Đông), thu hút nhiều cư dân, du khách đến ngắm hoa, chụp hình.

Những chùm hoa sưa trắng muốt đã làm sáng lên những không gian xưa cũ của Hà Nội, khi những hạt mưa xuân và cơn gió thoảng cũng không thể xua hết làn sương mờ đầu tháng Ba.

Hà Nội hiện có nhiều tuyến phố đi bộ kết hợp với không gian sáng tạo công cộng, trở thành nét mới và điểm nhấn trong đời sống Thủ đô.

Cầu Long Biên chìm trong lớp sương mù dày đặc vào mỗi buổi sớm trong những ngày gần đây. Chiếc cầu ân hiện mang một vẻ đẹp mờ ảo và cổ kính. Hình ảnh này, đã tạo ấn tượng đối với nhiều du khách đến Hà Nội.

Đi qua nhiều tuyến phố của Hà Nội vào tháng Ba, du khách sẽ bị khuyến rũ bởi hương hoa bưởi đặc biệt.