Cắt tóc trong ngõ
Nằm trong một con ngõ nhỏ phố Hàng Rươi, không biển hiệu cầu kỳ, không quảng cáo... nhưng tiệm cắt tóc của ông Tô Hồng Phấn vẫn rất đông khách. Theo nghề cắt tóc hơn 20 năm, 7 năm nay, ông Phấn dọn cửa hàng về nhà mình trong một con ngõ nhỏ phố Hàng Rươi.

Một ngày làm việc của ông thường bắt đầu khoảng 9h sáng. Có ngày đông khách, ông làm đến 10 tiếng không ngơi tay.

Đa phần khách đến với tiệm đều là khách quen.

Tình yêu đối với nghề cắt tóc của ông Phấn đã được truyền sang cả cậu con trai. Sau một năm học nghề từ bố, nay con trai đã trở thành "đồng nghiệp" của ông.

Không chỉ có tình yêu đối với nghề cắt tóc, ông còn có niềm đam mê sưu tầm. Chiếc ghế cắt tóc này là một trong số đó. Nó đã hơn 150 năm tuổi.

Những lúc vắng khách, ông sẽ dành thời gian cho niềm đam mê sáng tạo của mình.


Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.
Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.
Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.
Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
0