Cấp thẻ hành nghề cho xe ôm: Thêm tiện chứ không thêm phiền! | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo đó người điều khiển các phương tiện trên để chở khách hay hàng hóa phải đăng ký với UBND phường, xã, thị trấn để xác nhận đóng dấu vào Thẻ hoạt động vận chuyển. Thẻ này do tổ chức, cá nhân tự in ấn theo mẫu.
Dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn có vài điểm mà tài xế có thể sẽ quan tâm.
Chẳng hạn như: Bên cạnh việc đảm bảo những yếu tố về độ tuổi, sức khoẻ, mũ bảo hiểm, giấy phép lái xe như quy định của pháp luật thì người hành nghề vận chuyển phải đăng ký với UBND xã, phường, thị trấn để xác nhận đóng dấu vào Thẻ hoạt động vận chuyển.
Ngoài ra, khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, CMND hoặc CCCD còn hiệu lực và Thẻ hoạt động vận chuyển.
“Ủng hộ việc phát hành thẻ. Xin góp ý thêm: Thẻ này nên được treo công khai trên người điều khiển phương tiện để tiện kiểm tra của khách hàng và cơ quan chức năng”.
“Quan trọng là văn hóa phục vụ. Nó sẽ mang đến các lợi ích không chỉ riêng cho người hành nghề, mà nó còn lan tỏa nhiều các giá trị khác. Giới trẻ sẽ học theo, người sử dụng dịch vụ cũng tự thấy cần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với cung cách phục vụ...và không chỉ trong phạm vi quốc gia”.
Đó là ý kiến của một vài độc giả trên các diễn đàn. Còn về phía các tài xế, là trách nhiệm của chính họ với hành khách hay ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông hay hình ảnh về giao thông Hà Nội thân thiện, văn minh, gần gũi sẽ được lan toả tới cả những du khách có dịp ghé thăm thành phố thân yêu của chúng ta.
Đã có nhiều ý kiến bày tỏ rằng, dự thảo quy định như vậy là không hoàn toàn cần thiết. Thế nhưng nếu nghe thấy thông tin sau, rất có thể ai đó sẽ nghĩ lại.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, tính đến đầu năm 2024, Thủ đô có gần 7 triệu phương tiện xe máy. Chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn. Thành phố có 239 xe xích lô du lịch hoạt động trong khu vực giới hạn tại khu vực trung tâm. Đáng nói, hiện thành phố chưa có thống kê số lượng xe ôm hành nghề trên địa bàn.
Còn nhớ, 5 năm trước, hồi tháng 8/2019, Hà Nội từng đề xuất cấp thẻ hành nghề cho xe ôm nhưng sau đó không thực hiện. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khi đó kỳ vọng quy định này sẽ góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo thói quen đi lại văn minh cho người dân. Giờ thì đã đến lúc, chúng ta nên có quyết định chứ không trì hoãn thêm.
Tất nhiên, để rộng đường dư luận, cơ quan chức năng đã nghiên cứu kỹ mới đưa ra dự thảo. Có điều, dự thảo này vẫn rất cần ý kiến trực tiếp từ những người làm nghề. Đặc biệt là số lượng xe ôm tự do trên địa bàn thành phố. Tất nhiên sẽ chẳng ai thấy thoải mái nếu như họ nghĩ rằng, dự thảo này đang “làm phiền” mình. Vậy vấn đề đặt ra với cơ quan chức năng là làm sao để việc đăng ký trở nên thực sự đơn giản. Chưa kể, phải làm sao để các tài xế thấy lợi ích của việc đăng ký kinh doanh hành nghề.
Dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi khi cần đi đâu, muốn nhanh, gọn, và rẻ, ai cũng nghĩ ngay đến “xe ôm”. Nếu trước đây, xe ôm không được công nhận chính thức và là một trong những nghề có thể kiếm tiền mà không cần trình độ, ai cũng có thể chạy xe ôm miễn là biết chạy và có một chiếc xe gắn máy làm “cần câu cơm” thì tới đây mọi thứ có thể sẽ khác. Nhìn vào bản chất vấn đề, chúng ta đang làm mới một thứ đã quen với nhiều người theo hướng tích cực cho cả tài xế, hành khách và cơ quan chức năng.
Xưa nay, người ta thích đi xe ôm không chỉ vì giá cả hợp lý, thời gian di chuyển nhanh hơn, mà còn vì những câu chuyện rôm rả giữa bác tài và hành khách suốt cả chặng đường. Từ hai người xa lạ, sau vài câu thăm hỏi ban đầu họ dễ dàng mở lòng một cách không phòng bị, những chuyện đời được kể, những âu lo được giải bày.
Và đôi khi, chỉ một cuốc xe ngắn ngủi mà người ta được chậm lại, được thấy cái chất “Việt Nam” vẫn chảy tràn trên từng con người nhỏ bé, hiền hòa, cởi mở và lạc quan dù trong hoàn cảnh nào. Và đâu đó trong những câu chuyện cuộc đời, một cuốc xe ôm, một bác tài xế thật thà cũng nằm lại trong một trang ký ức đẹp với chúng ta.


Trong thời đại 4.0, ngành giáo dục Thủ đô đã và đang tích cực chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá lớn trong phương thức dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Điều này giúp học sinh có những kỹ năng cần thiết, phát triển toàn diện năng lực và đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên số, hội nhập quốc tế.
Những tác động khi Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) không chỉ giới hạn trong các quốc gia nhận viện trợ, mà còn khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại trên toàn cầu. Cơ quan phòng chống AIDS của Liên hợp quốc cảnh báo nếu nguồn tài trợ không được khôi phục, số người bị cướp đi sinh mạng do HIV/AIDS có thể tăng gấp 10 lần trong 4 năm tới.
Trao tặng người dân Myanmar nhu yếu phẩm cần thiết; Cấp đổi thẻ căn cước theo nhu cầu của công dân; Gây án với con ruột 6 tuổi để lấy tiền bảo hiểm... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Sở Văn hóa TP.HCM nêu quan điểm vụ nam streamer 'bóc phốt' nhau; Mono mang chuyện tình của ông bà vào MV; 'Địa đạo' dẫn đầu doanh thu phòng vé... là một số thông tin đáng chú ý trong Bản tin thế giới Showbiz hôm nay.
Lễ hội kéo co ngồi được tổ chức hàng năm ở đền Trấn Vũ vào ngày 3/3 âm lịch – một lễ hội truyền thống đã được UNESCO phong tặng danh hiệu di sản phi vật thể, được bà con phường Thạch Bàn, quận Long Biên gìn giữ suốt hàng trăm năm qua.
Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất nhưng không phải duy nhất; Sai phạm trong hai dự án bệnh viện 'đắp chiếu'; Nhịp sống trở lại bình thường tại Myanmar; Ukraine điều tra vụ rò rỉ thỏa thuận khoáng sản với Mỹ... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 18h30 hôm nay.
0