Cấp cứu ngoại viện - Cuộc đua giành sự sống
Điển hình là một trường hợp bệnh nhân ngoài 40 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp vừa được cấp cứu tại bệnh viện E. Từ khi được người nhà phát hiện bất thường đến lúc xe cấp cứu có mặt, cuộc đua sinh tử diễn ra chỉ vỏn vẹn 20 phút.
Bác sĩ Phạm Xuân Hiếu - Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện E cho biết: “Rất may khi chúng tôi xác định bệnh nhân bị sốc tim thì đã kịp thời triển khai sốc điện và bệnh nhân đã không bị ngừng tim, có nhịp trở lại”.
Sau mỗi cuộc gọi là một cuộc đua với thời gian. Chỉ vài phút chậm trễ có thể khiến sự sống bị đánh mất. Quãng đường từ nơi xảy ra sự cố về tới bệnh viện là khoảng thời gian vàng. Trên xe, sinh mệnh được níu giữ bằng từng nhịp tim, từng mũi tiêm, từng cú điện thoại báo trước với khoa cấp cứu. Bác sĩ không chỉ mang thuốc men, mà mang theo cả niềm hy vọng cho người bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện E cho biết: "Biện viện cũng đã xây dựng những quy trình để đối phó với nhiều tình huống như: cấp cứu thảm họa, cấp cứu số lượng người bệnh lớn,... Nếu trường hợp bệnh nhân ít thì nhân lực buổi trực hôm đó có thể tự xử lý được còn trong trường hợp đồng bệnh nhân, chúng tôi sẽ phải xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện và huy động nguồn nhân lực từ các khoa khác".
Điều dưỡng Lương Quốc Hùng - Điều dưỡng Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện E cho biết: “Các điều dưỡng khi đến ca trực hàng ngày sẽ nhận bàn giao, khi có cuộc gọi cấp cứu thì một bạn điều dưỡng khỏe mạnh, nhanh nhẹn sẽ mang va li thuốc đi cùng với bác sĩ nội trú, nếu thiếu thuốc thì phải bổ sung vào”.
Là một trong số ít các bệnh viện triển khai phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, mỗi tháng bệnh viện E có gần 200 ca cấp cứu ngoại viện, trong đó nhiều ca được cấp cứu kịp thời thoát khỏi cửa tử.
Bác sỹ Phạm Xuân Hiếu - Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện E cho biết: “Trong vòng bán kính từ 5-10km thì viện E triển khai hệ thống, được 115 thông báo hoặc người nhà gọi trực tiếp đến hotline của bệnh viện E. khi gọi đến rồi thì chúng tôi tư vấn cho người nhà ngay phải làm gì trong trường hợp sốc tim, suy hô hấp”.
Việc phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện có vai trò quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong và giảm mức độ thương tật cho người bệnh, đặc biệt đối với các trường hợp nguy kịch. Giữ sự sống - ngay từ phút đầu tiên - đó là công việc thầm lặng mà đầy vinh quang của những người làm cấp cứu ngoại viện.


Hệ thống Nhà thuốc Pharmacity vừa phát đi thông cáo đã thu hồi toàn bộ các sản phẩm liên quan đến Công ty Herbitech và các công ty liên kết.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam công bố.
Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, theo nghiên cứu có tới gần 1% dân số mắc rối loạn tâm thần do nghiện cờ bạc, trong đó tỷ lệ nam nhiều gấp 3 lần so với nữ giới.
Nghiện cờ bạc hay trò chơi may rủi, là một rối loạn tâm thần có thể so sánh với nghiện rượu và ma túy. Nhiều người vì cờ bạc mà gia đình tan vỡ, kinh tế suy sụp nhưng họ vẫn lao vào trò đỏ đen. Đáng chú ý có tới 15 - 20% người nghiện cờ bạc từng có hành vi tự sát.
Đồng hành với bác sĩ trong điều trị mỗi ca bệnh luôn có sự đóng góp của điều dưỡng viên. Đặc biệt, đối với bệnh nhân ung thư phải điều trị dài ngày, thậm chí nhiều năm thì những người điều dưỡng còn trở thành người thân của họ.
Một ô tô chở khoảng 24 người từ TP.HCM đi Bảo Lộc hành hương đã tông vào xe tải khi di chuyển qua Đồng Nai, khiến ít nhất bốn người bị thương nặng đang được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
0