Cao điểm xử lý xe tự chế vi phạm giao thông

Trong đợt cao điểm từ ngày 15.3 đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông Thành phố Hà Nội đã xử lý hơn 800 trường hợp xe tự đóng, xe mô tô, xe máy chở hàng hóa cồng kềnh. Tuy nhiên, lợi dụng lúc vắng bóng lực lượng chức năng, loại hình xe ba bánh, tự chế, thiếu các điều kiện an toàn vẫn hoạt động, đòi hỏi lực lượng chức năng tại các địa phương phải thường xuyên, liên tục tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm để đảm bảo an toàn giao thông.

Sau 1 tháng  cao điểm tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm xe tự chế, gây mất an toàn giao thông của lực lượng chức năng, tình vi phạm đã giảm nhiều so với trước, tuy nhiên, chưa hết những trường hợp cố tình hoạt động trên một số tuyến, địa bàn, nhất là khi vắng bóng lực lượng chức năng… Ông Nguyễn Văn Thịnh, ở Tổ dân phố số 1- phường Văn Quán, quận Hà Đông không phải là thương, bệnh binh nhưng thường xuyên sử dụng xe ba bánh, tự chế làm dịch vụ chở vật liệu, vừa bị lực lượng Cảnh sát GT-TT, Công an quận Hà Đông xử lý trên tuyến đường Phùng Hưng Trong buổi sáng nay.

Qua điều tra cơ bản, toàn quận Hà Đông có 86 trường hợp thương, bệnh binh, người khuyết tật sử dụng xe ba, bốn bánh tự chế; Nhưng có tới 236 trường hợp là người dân bình thường, sử dụng loại phương tiện này để làm dịch vụ vận chuyển hàng hoá, vật liệu. Công an quận cũng đã rà soát 16 tuyến đường thường xuyên có xe ba, bốn bánh tự chế hoạt động, yêu cầu 150 trường hợp ký cam kết không vi phạm. Trong 1 tháng vừa qua, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 76 trường hợp vi phạm luật, trong đó có 20 trường hợp điều khiển xe ba, bốn bánh tự sản xuất, lắp ráp; 24 trường hợp chở hàng cồng kềnh và 32 trường hợp điều khiển mô tô  kéo theo xe khác…

Qua điều tra cơ bản, toàn quận Hà Đông có 86 trường hợp thương, bệnh binh, người khuyết tật sử dụng xe ba, bốn bánh tự chế

Cùng với việc tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm của lực lượng Cảnh sát Giao thông -trật tự, cần có sự phối hợp của chính quyền cơ sở, các ban ngành, đoàn thể, nhất là ngành lao động - thương binh và xã hội trong việc rà soát, đảm bảo an sinh cho các đối tượng chính sách, tạo điều kiện chuyển đổi ngành nghề cho người lao động; đồng thời yêu cầu các cơ sở  sản xuất cơ khí không lắp ráp, sản xuất xe ba bánh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 6 bị cáo có hành vi "thổi giá đất" đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m² tại xã Quang Tiến huyện Sóc Sơn.

Một băng nhóm có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản đã bị triệt phá vào ngày 6/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Đối tượng cầm đầu vụ "thổi giá đất" lên tới 30 tỷ đồng/1m2 tại xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn vừa bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử phạt 36 tháng tù giam. 5 bị cáo khác cũng nhận mức án từ 30 tháng tù đến 16 tháng nhưng cho hưởng án treo.

Cựu Tổng Giám đốc VEAM (giai đoạn 2000-2011) Nguyễn Thanh Giang vừa bị tòa tuyên phạt thêm mức án 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bằng cách ký khống chứng từ và thủ tục giải ngân, giả chữ ký của khách hàng, Nguyễn Phúc Nhân, cựu cán bộ ngân hàng đã chiếm đoạt số tiền hơn 8,6 tỷ đồng từ các khoản vay của khách hàng.

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt xóa một sới bạc quy mô lớn, núp bóng quán karaoke, bắt quả tang 28 đối tượng đang đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa.