Cảnh hoang tàn tại KĐT sinh thái Đồng Mai

Được giao hàng trăm ha đất để thực hiện Dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội), nhưng sau gần 20 năm, dự án vẫn là khu đất trống bỏ hoang cho cỏ mọc. Thậm chí, trên khu đất dự án tồn tại cả trạm trộn bê tông hoạt động trái phép nhiều năm.

Năm 2015, UBND TP Hà Nội chính thức phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỷ lệ 1/500. Và đến năm 2019, UBND TP Hà Nội một lần nữa ban hành Quyết định phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 bao gồm: Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai và Khu Nhà ở xã hội cho cán bộ, sĩ quan quân đội khó khăn về nhà ở tại phường Đồng Mai.

Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 226ha; dân số: 19.500 người; Mật độ xây dựng toàn khu < 30%; Tầng cao công trình dưới 08 tầng. Đến ngày 05/8/2020, UBND TP Hà Nội tiếp tục phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/500...

Thế nhưng đến nay dự án vẫn chỉ là trên giấy sau những lần điều chỉnh quy hoạch. Hơn 10 năm, ngoài một phần nhỏ diện tích dự án đã hoàn thiện và các lô đã được bán, lác đác 1 vài hộ dân đã về ở thì phần lớn diện tích còn lại của dự án vẫn bị bỏ hoang hoá, cỏ mọc um tùm.

"Dạo gần đây thì có rất nhiều người về sống ở bên kia nhưng mà vẫn còn rất nhiều bãi đất trống ở đây”,  anh Nguyễn Trí Cường, quận Hà Đông cho biết.

Khu đô thị Đồng Mai từng được kỳ vọng là khu đô thị hiện đại làm thay đổi diện mạo phía Tây nam Thành phố. Dự án do Công ty CP đầu tư phát triển Phong Phú làm chủ đầu tư gồm nhiều dòng sản phẩm đa dạng như: đất nền, biệt thự, liền kề.

Đây là khu sinh thái cảnh quan thiên nhiên kết hợp với khu dân cư cao cấp của Hà Nội. Thế nhưng thực tế hiện nay chỉ là một bãi đất trống, cỏ mọc um tùm. Thậm chí, trên khu vực đất của dự án còn mọc lên 1 trạm bê tông “khủng” của Công ty Cổ phần bê tông xây dựng và thương mại Phúc Thành hoạt động ngày đêm nhiều năm qua.

Theo các môi giới quanh khu vực, với khu nhà ở hiện đang được phân theo từng lô có diện tích 40- 50m2 có giá dao động từ 2- 3 tỷ đồng tuỳ từng vị trí.

“Chỉ là các cái đất phân lô ra cho mọi người thôi chứ chưa có tiện ích. Có những người mua ở thật nhưng cũng có những người mua để đầu cơ thôi. Thời điểm này thì thị trường đang bị chững và gần như không có giao dịch”, chị Vũ Thị Dung - Môi giới BĐS khu vực cho biết.

Không riêng dự án này, trên địa bàn TP. Hà Nội hiện vẫn tồn tại không ít những khu đô thị, dự án sau nhiều năm vẫn trong tình trạng “vườn không nhà trống”, gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế của địa phương.

Mới đây, Hà Nội cũng đã thu hồi 3 dự án rộng 200ha trên địa bàn huyện Mê Linh sau 15 năm đắp chiếu. Theo thống kê, hiện trên toàn Hà Nội có gần 700 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai với tổng diện tích đất được cấp cho các dự án trên hơn 5000 ha.

Thời gian tới, thành phố đã đang và sẽ tiếp tục quyết liệt xử lý các dự án” ôm” đất  nhưng không triển khai, để tránh tình trạng lãng phí nguồn đất. Cùng với đó, thành phố có thể xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng các dự án này thành nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam đang lưu hành rất nhiều tiêu chuẩn xanh như Leed (Mỹ), Edge (Tổ chức IFC thuộc Ngân hàng Thế giới), Green Mark (Singapore) - được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng công trình xanh.

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế quốc gia.

Các chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người mua nhà đang được các ngân hàng ưu tiên thực hiện, nhất là đối với người trẻ - đối tượng được cho là cần phải mất vài chục năm thu nhập mới mua được một căn hộ chung cư.

Năm 2025, giới chuyên gia dự báo thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước và sự hồi phục của nền kinh tế, BĐS tiếp tục là một trong những lĩnh vực trọng điểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân Thủ đô và khách du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng ven đô thời gian gần đây phát triển mạnh, song người có nhu cầu vẫn nên cẩn trọng với phân khúc này, có kế hoạch tài chính bền vững mới nên tham gia đầu tư.

UBND tỉnh Bắc Ninh sắp tổ chức đấu thầu tìm chủ đầu tư cho dự án khu đô thị mới phía tây bắc thành phố Bắc Ninh (khu 1) tại phường Hòa Long.