Cảnh giác với sốt xuất huyết giảm tiểu cầu

Trao đổi với phóng viên Đài TH Hà Nội, PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, để biết được chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết có giảm tiểu cầu hay không thì cần làm xét nghiệm công thức máu.
Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình trong máu từ 150 - 450 G/L. Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50 G/L, mức nghiêm trọng là 10 – 20 G/L.
"Với bệnh nhân sốt xuất huyết, theo khuyến cáo tiểu cầu dưới 50 G/L nếu đang điều trị tại nhà thì nên vào viện ngay. Hoặc trường hợp bệnh nhân có chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da cũng như có hiện tượng cô đặc máu như chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan… cũng cần đi khám ngay" – PGS. Cường lưu ý.
Theo PGS. Cường, hiện nay đã có hướng dẫn của Bộ Y tế về truyền khối tiểu cầu trong trường hợp bệnh nhân hạ tiểu cầu xuống dưới 20 G/L hoặc dưới 10 G/L kèm theo xuất huyết.
"Bệnh nhân truyền tiểu cầu phải theo chỉ định của bác sĩ, không phải theo mong muốn của cá nhân người bệnh cứ thấy tiểu cầu hạ là lo lắng muốn truyền ngay" - PGS Cường khuyến cáo. Tuy nhiên, bệnh nhân khi bị sốt xuất huyết cũng không được chủ quan mà phải theo dõi các dấu hiệu hàng ngày, khi có dấu hiệu cảnh báo cần đến bệnh viện ngay.

Theo BSCKII Nguyễn Thị Thảo - Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, tiểu cầu là các tế bào máu rất nhỏ, được sinh ra từ tủy xương, có chức năng tham gia quá trình đông cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu.
Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc. Đời sống của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Tiểu cầu được coi là giảm khi số lượng tiểu cầu còn dưới 150 G/L bằng xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (hay xét nghiệm công thức máu).
Nguyên nhân của tình trạng giảm tiểu cầu khi mắc sốt xuất huyết là do tủy xương (nơi sản xuất tiểu cầu) bị ức chế; các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn người bệnh bị sốt xuất huyết đã phá hủy một lượng lớn tiểu cầu; tăng kết dính tiểu cầu với các tế bào nội mạch; tiểu cầu bị các tế bào thực bào phá hủy…
Số lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây tình trạng xuất huyết, máu khó đông, khả năng chống nhiễm trùng của người bệnh cũng giảm đi.
Các biểu hiện đa dạng từ nhẹ đến nặng của giảm tiểu cầu:
- Xuất huyết trên da: Các chấm xuất huyết rải rác hoặc ở cẳng tay cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng…
- Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài có phân đen hoặc máu, đi tiểu ra máu. Ở nữ có thể có kinh nguyệt kéo dài hoặc đến sớm hơn kỳ hạn.
- Xuất huyết nặng: Thoát huyết tương qua thành mạch, kéo theo mất nước; Chảy máu mũi nặng; Ra máu âm đạo nặng; Xuất huyết trong cơ và phần mềm; Xuất huyết nội tạng, xuất huyết não; Xuất huyết kèm tình trạng sốc, vật vã, bứt rứt, tay chân lạnh, mạch nhanh, tiểu ít…; Suy hô hấp, suy tim, gan hoặc các cơ quan khác.
Nếu có các biểu hiện trên người bệnh mau chóng đến viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.


Một ca ghép tim nhân tạo bán phần – điều tưởng như chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, vừa được các thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện thành công.
Một người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình nhập viện trong tình trạng nguy kịch, ban xuất huyết hoại tử vùng mặt lan nhanh toàn thân, nguyên nhân có thể do ông đã ăn lòng lợn khoảng một tuần trước đó.
Chuyển đổi số đang thay đổi bộ mặt ngành y tế, giúp bệnh viện hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí nhiều tỉ đồng và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người bệnh.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 212 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã trong tuần 4-11/4, tăng 9 ca so với tuần trước.
Bộ Y tế đã có dự thảo đề xuất nâng mức hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn, tổ dân phố và cô đỡ thôn bản, nhằm động viên khuyến khích đội ngũ này hoạt động trong bối cảnh thiếu hụt nhân sự hoặc vì chế độ đãi ngộ quá thấp.
Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có công văn Khẩn đề nghị Sở Y tế thành phố Hải Phòng nhanh chóng xác minh, làm rõ sự cố y khoa tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Bảo khiến một thai phụ tử vong.
0