Cảnh báo tác hại của ma túy cần sa

Nhiều nhân viên pha chế tại các quán bar ban đầu vì nghe theo lời mời gọi của khách và muốn nhận tiền tip mà sử dụng cần sa, nhưng sau đó không thể thoát khỏi sự cám dỗ mà đã chuyển sang mua bán cần sa để kiếm lời.

Đối tượng Nguyễn Mạnh Hà (sinh năm 1999; hộ khẩu thường trú tại xã An Mai, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), người vừa bị Công an quận Tây Hồ bắt giữ về hành vi mua bán cần sa.

Làm nhân viên pha chế đã được bốn năm. Thế nhưng thay vì tìm cách phát triển sự nghiệp, Nguyễn Mạnh Hà lại để bản thân mình trượt dài khi dính vào cần sa.

Đối tượng Nguyễn Mạnh Hà.

Đối tượng Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ: “Trong môi trường pha chế em tiếp xúc với rất nhiều người. Mỗi lần em làm thì khách sẽ dụ dỗ hút một hay hai hơi để vui cùng, rồi sẽ tip thêm cho em tiền. Cảm giác khi chơi cần sa trong thời gian em làm là hưng phấn, nóng hừng hực lên như kiểu có kiến chạy quanh người, sau đó cảm giác tê tay, chân.”

Thấy tiền kiếm được quá dễ dàng, nên từ hút cần sa để chiều khách, Hà đã chuyển sang buôn bán loại chất gây nghiện này để kiếm lời.

Nguyễn Mạnh Hà đã chuyển sang buôn bán loại chất gây nghiện này để kiếm lời.

Thượng úy Trần Ngọc Hiếu, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Tây Hồ cho biết: “Đối với các quán bar sẽ tập trung nhiều thành phần khác nhau và các nơi phức tạp như vậy sẽ hay sử dụng ma túy tại quán bar. Khách đến và sẽ nhờ nhân viên tại quán bán lấy ma túy cho mình và sử dụng tại chỗ hoặc vận chuyển hộ ma túy đến người khác. Những người nhân viên pha chế này thường là sinh viên, ngoài mục đích pha chế thì sẽ bán ma túy kiếm thêm lời.”

Theo Nghị định 67/2021/NĐ-CP, cần sa là chất ma túy độc hại và bị cấm sử dụng tại Việt Nam. Lạm dụng cần sa sẽ gây rối loạn trí nhớ ngắn hạn, tổn thương tạm thời cho não bộ, làm cho những hoạt động của não bị đình trệ, giảm khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin. Tuy nhiên, thực tế là cần sa lại đang bị lạm dụng và lén lút tuồn vào các nhà hàng, quán rượu, kinh doanh các dịch vụ giải trí trên địa bàn thành phố.

Cần sa bị lạm dụng và lén lút tuồn vào các nhà hàng, quán rượu, kinh doanh các dịch vụ giải trí.

Đầu tháng 7, Công an thành phố Hà Nội triệt phá đường dây mua bán cần sa qua mạng xã hội, bắt giữ 11 đối tượng, thu giữ hơn 700 kg cần sa cùng nhiều tang vật liên quan. Cụ thể, đối tượng cầm đầu điều hành các cấp dưới qua ứng dụng Telegram, Zalo, Facebook để trao đổi việc mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Để tránh bị phát hiện, các đối tượng đóng cần sa trong các túi hút chân không và hàn kín nên không phát sinh mùi nhằm dễ dàng gửi vận chuyển thông qua các đơn vị chuyển phát.

Rõ ràng, tại một số nước trên thế giới không quy định cấm sản xuất cần sa đang gây ra những thách thức cho cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Công an thành phố đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đột xuất tất cả các điểm kinh doanh giải trí trên địa bàn thành phố với quyết tâm ngăn chặn triệt để các loại vi phạm từ ma tuý cần sa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt 57 tỷ đồng qua hình thức vay tiền, đưa ra hồ sơ hợp đồng hợp tác bất động sản giả.

Phòng Cảnh sát Hình sự và Công an phường Hưng Lợi (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) vừa phá nhanh vụ trộm cắp trên địa bàn với tài sản bị trộm khoảng 3 tỷ đồng.

Liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, ngoài khám xét trụ sở tại TP.HCM, cơ quan điều tra đã phối hợp cùng Công an tỉnh Đắk Lắk khám xét tại địa điểm sản xuất kẹo của Công ty Cổ phần Asia Life tại Đắk Lắk.

Theo cơ quan điều tra, Tùng "Hiên" có 5 tiền án về các tội "Cưỡng đoạt tài sản, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng". Đối tượng có ảnh hưởng đặc biệt trong các băng nhóm xã hội đen.

Với 135.325 hộp kẹo được bán ra thị trường từ ngày 12/12/2024 đến 19/3/2025, Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt ước tính thu về hơn 20 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La đã huy động gần 350 người để khống chế đám cháy tại khu vực núi Hài, phường Chiềng An, TP. Sơn La xảy ra vào chiều 5/4.