Cảnh báo tác động từ chiến thuật thuế quan của ông Trump

Động thái đánh thuế mới tiếp nối chuỗi chính sách thương mại quyết liệt mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ráo riết thực hiện ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, động thái này cũng làm dấy lên lo ngại lạm phát ở Mỹ và cuộc chiến với các đối tác thương mại lớn nhất của Washington.

Các nhà sản xuất thép nội địa Mỹ là những người sẽ hoan nghênh kế hoạch áp thuế của ông Trump. Bởi họ là những người đang phải cạnh tranh nhọc nhằn trước sản phẩm kim loại giá rẻ của nước ngoài.

Cũng giống như nhiệm kỳ đầu của ông Trump, doanh nghiệp sắt thép chính là nhóm vận động hành lang mạnh nhất đối với chính quyền hiện hành để nhận được bảo hộ.

Tuy nhiên, đối với các đối tác lớn của Mỹ thì khác. Khi thị trường toàn cầu chưa kịp thở phào nhẹ nhõm trước việc Mỹ tạm hoãn đánh thuế bổ sung với Canada và Mexico sau khi đạt được nhượng bộ từ các đối tác này, thì quyết định áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu hôm 10/2 cho thấy ông Trump lại đang hướng tới mục tiêu khác.

Ngoài sắc lệnh vừa ký, ông Trump cho biết trong hai ngày tới sẽ thông báo về việc áp thuế đối ứng với tất cả các nước đánh thuế hàng hóa Mỹ và các sản phẩm bị đánh thuế có thể bao gồm ô tô, chip bán dẫn và dược phẩm. Ông cũng tuyên bố không quan tâm về các biện pháp trả đũa của các nước khác.

Động thái này được cho là một bước leo thang lớn khác trong cuộc cải tổ chính sách thương mại của ông Trump, đồng thời cũng nhằm thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông là áp thuế đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ bằng mức thuế mà các đối tác thương mại áp đặt đối với hàng xuất khẩu của Mỹ.

Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump cũng đã áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu, nhưng sau đó miễn trừ cho một số đối tác thương mại, bao gồm Canada và Mexico.

Các chuyên gia phân tích cảnh báo việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng thuế quan như một "vũ khí" để đạt được nhượng bộ về mọi thứ, từ thương mại đến nhập cư và buôn bán ma túy, có thể sẽ định hình lại các chuẩn mực thương mại toàn cầu.

Một số chuyên gia cảnh báo chiến thuật của ông Trump có thể bóp nghẹt chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc khiến các quốc gia phải tìm cách tách khỏi thị trường Mỹ, nếu mức độ rủi ro trở nên quá cao.

Mặt khác, việc Mỹ từng áp thuế 25% với mặt hàng nhôm thép trước đây giúp các chuyên gia kinh tế có được dữ liệu đầy đủ về tác động của thuế với các ngành công nghiệp tại Mỹ.

Nghiên cứu của Ủy ban Thương mại quốc tế, một tổ chức phi đảng phái tại Mỹ, cho thấy thuế nhôm, thép giúp các nhà chế tạo sắt thép Mỹ mở rộng sản xuất, đưa đến mức tăng sản lượng giá trị 2,25 tỷ USD vào năm 2021.

Nhưng giá thành nhôm, thép tăng khiến chi phí sản xuất cho các ngành công nghiệp hạ nguồn sử dụng nhiều nhôm, thép bị đội giá. Nhóm chịu tác động tiêu cực lớn nhất là các công ty chế tạo máy, phụ tùng ô tô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người vẫn mất tích.

Tổng thống Donald Trump quyết định gia hạn thêm 75 ngày để công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance bán các tài sản TikTok tại Mỹ cho một nhà đầu tư không phải Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 báo cáo nguồn cung cấp điện và nước tại Myanmar vẫn bị gián đoạn, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết, nước này đã nhận được “kết quả tốt nhất trong một loạt các thỏa thuận khó khăn” từ động thái áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một tuyên bố vào ngày 4/4.

Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.

Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.