Cảnh báo nguy cơ cao bị rắn độc cắn sau mưa bão

Chỉ trong 10 ngày qua, bệnh viện ở Lạng Sơn đã tiếp nhận 13 ca bị rắn cắn, trong đó 3 ca bị rắn lục cắn, 10 ca là do các loại rắn khác.

Nguyên nhân là do vào mùa mưa bão lượng nước dâng cao, các loài rắn thường di chuyển nhiều hơn để tìm kiếm nơi cư trú mới hoặc tìm nguồn thức ăn.

Để giảm nguy cơ bị rắn, đặc biệt là các loại rắn độc như rắn lục núi cắn trong mùa mưa bão, bác sĩ khuyến cáo người dân:

- Cần dọn dẹp khu vực xung quanh nhà và giữ cho khu vực xung quanh nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng.

- Dọn dẹp các đống rác, cỏ dại và các vật liệu xây dựng có thể là nơi trú ẩn lý tưởng cho rắn.

- Khi di chuyển qua các khu vực có khả năng xuất hiện rắn như khu vườn, cánh đồng, hoặc khu vực chưa được kiểm tra, hãy cẩn thận. Nếu đi vào ban đêm, sử dụng đèn pin để phát hiện sớm sự hiện diện của rắn.

- Khi làm việc ngoài trời hoặc ở những khu vực có nguy cơ cao, hãy mặc quần áo bảo hộ như ủng cao su và quần dài để giảm khả năng bị cắn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam là quốc gia thứ 43 trên thế giới làm chủ công nghệ tiên tiến loại bỏ khối u không cần dao mổ, với phương pháp sử dụng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm.

Bộ Y tế đang tiếp tục yêu cầu các bệnh viện triển khai bệnh án điện tử, nhấn mạnh đây là nhiệm vụ trọng tâm, phải hoàn thành trong tháng 9 năm nay.

Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận gần 2.000 ca mắc sởi từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó hơn 60% chưa được tiêm chủng hoặc chưa đến tuổi tiêm đã mắc bệnh.

Bộ y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp để tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ.

Liên quan đến việc 29 học sinh ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7 có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn bữa trưa ngày 9/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguyên nhân.

Hệ thống y tế cơ sở ở Hà Nội đang khẩn trương ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh tại cộng đồng, trước nguy cơ "dịch chồng dịch" khi số ca mắc sởi, tay chân miệng và cúm mùa liên tục gia tăng.