Cảnh báo giả chữ ký của Bộ trưởng để lừa đảo

Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo thủ đoạn mạo danh chữ ký Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh, Xã hội để lừa những người muốn đi nước ngoài làm việc.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông dẫn thông tin từ Trung tâm Lao động ngoài nước cho biết gần đây xuất hiện một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để mạo danh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung tâm Lao động ngoài nước nhằm lừa đảo những người muốn đi nước ngoài làm việc.

Các đối tượng lập fanpage có tên "Trung tâm tư vấn việc làm ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "Tư vấn XKLĐ - Asian"… mạo danh là trang thông tin của Bộ và Trung tâm Lao động ngoài nước.

Fanpage mạo danh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Ngoài ra, các đối tượng mạo danh chữ ký của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đăng tải nội dung kèm theo hình ảnh lãnh đạo Bộ làm việc với đối tác nước ngoài, nhằm tạo dựng lòng tin để dụ dỗ người lao động tham gia các chương trình làm việc tại Úc, chương trình EPS (Hàn Quốc)… thông qua các fanpage và website giả mạo.

Một văn bản giả mạo chữ ký của Bộ trưởng do các đối tượng lừa đảo thực hiện

Để tránh bị các đối tượng lừa đảo, trục lợi từ người lao động đồng thời làm ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp dịch vụ, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp dịch vụ, hoặc cơ quan lao động nơi cư trú để được tư vấn, hỗ trợ và làm thủ tục đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Người lao động chỉ trực tiếp nộp tiền dịch vụ tại doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (không nộp tại chi nhánh của doanh nghiệp); yêu cầu doanh nghiệp dịch vụ cấp phiếu thu tiền hoặc hóa đơn có các nội dung: tên đầy đủ của doanh nghiệp, ngày lập chứng từ, tên người nộp tiền, số tiền và nội dung nộp, tên kế toán, tên thủ quỹ và đóng dấu doanh nghiệp (ghi rõ họ tên, chức danh và ký nhận).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an tỉnh Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc với tổng khối lượng thuốc giả và nguyên liệu để làm thuốc giả là gần 10 tấn.

Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai ngày 16/4 đã tuyên phạt bị cáo Vũ Thị Khánh Huyền (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) 17 năm tù giam với tội danh “Mua bán người” quy định tại khoản 2 Điều 150 Bộ luật Hình sự.

Chủ tàu Black Pearl QN-6699 bị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh phạt 12,5 triệu đồng vì tổ chức chơi Pickleball trên boong tàu du lịch vịnh Hạ Long.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự; khởi tố bị can đối với 16 đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi "tổ chức đánh bạc và đánh bạc".

Sau khi trộm cắp xe máy, đối tượng công khai rao bán xe trên mạng xã hội, thậm chí còn chủ động tiếp cận với chủ xe để yêu cầu tiền chuộc.

Công an tỉnh Bình Dương đã triệt xóa thành công chuyên án đấu tranh chống tội phạm ma túy, thu giữ hơn 24,8kg ma túy các loại và 01 khẩu súng cùng nhiều tang vật liên quan.