Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan: Tình gian trong lý ngay

Với cáo buộc phía Pakistan có liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý xảy ra ngày 22/4 vừa qua, Ấn Độ đã quyết định hạ thấp cấp độ quan hệ ngoại giao chính thức với Pakistan, trục xuất 25 trong tổng số 55 nhân viên ngoại giao và lãnh sự của Pakistan ở Ấn Độ.

Đáng chú ý, Ấn Độ ngừng hiệu lực của Hiệp ước Indus Water Treaty chia sẻ sử dụng nguồn nước từ nhiều dòng sông giữa hai nước. Hiệp ước này được hai nước ký kết hồi năm 1960 nhờ tác động trung gian của Ngân hàng thế giới. Hiệp ước có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả hai nước, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp ở Pakistan.

Kể từ thời điểm ký kết hiệp ước đến nay, giữa Ấn Độ và Pakistan đã hai lần xảy ra chiến tranh biên giới thực thụ, năm 1965 và 1971 và một lần đụng độ vũ trang biên giới vào năm 1999. Qua đó, có thể thấy vụ khủng bố vừa rồi ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát nghiêm trọng và tai hại như thế nào đối với mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan. Mối bất hoà và căng thẳng lần này sẽ gia tăng vì phía Pakistan chắc chắn sẽ phản ứng đáp trả Ấn Độ theo phương châm "người sao thì ta vậy".

Ấn Độ cáo buộc Pakistan có liên quan đến vụ tấn công khủng bố nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể nào. Phía Pakistan bác bỏ mọi cáo buộc của phía Ấn Độ nhưng cũng không chứng minh cho thiên hạ thấy mọi cáo buộc của phía Ấn Độ không có cơ sở xác thực. Cả hai bên đều có lý do, có cách biện luận riêng và đều có lý bởi đều không chứng minh được phía còn lại sai.

Kashmir là khu vực lãnh thổ tranh chấp chủ quyền giữa Ấn Độ và Pakistan từ thời hai bên lập quốc. An ninh luôn là vấn đề nổi cộm giữa hai bên. Ấn Độ cáo buộc Pakistan dùng người Hồi giáo ở phía Kashmir do Pakistan kiểm soát kích động người Hồi giáo ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát ly khai và chống nhà nước Ấn Độ. Phía Pakistan cho rằng tình hình bất an và bất ổn ở vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý là hệ luỵ của chính sách của nhà nước Ấn Độ đối với người Hồi giáo thiểu số ở khu vực này và người Hồi giáo muốn ly khai và chống chính sách của chính phủ Ấn Độ phân biệt đối xử người theo đạo Hồi ở vùng Kashmir.

Bất an và bất ổn ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát luôn có lợi cho Pakistan. Bất an và bất ổn càng tăng và càng kéo dài, càng thêm có lợi cho Pakistan. Trong thách thức an ninh đối với phía Ấn Độ tiềm ẩn những chủ bài đắc dụng cả về đối nội lẫn đối ngoại cho Chính phủ Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ có lý do để tăng cường kiểm soát và quản lý trực tiếp vùng Kashmir, đồng thời luôn có cớ để biện giải cho việc gây và tăng áp lực đối với Pakistan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Iran và Pháp cùng phát đi tín hiệu sẵn sàng nối lại đàm phán về chương trình hạt nhân, trong bối cảnh Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng thương lượng gián tiếp tại Oman vào ngày 26/4.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch công bố một thỏa thuận vũ khí trị giá hơn 100 tỷ USD với Saudi Arabia trong chuyến thăm vào tháng 5/2025. Đây là một phần trong chiến lược hợp tác quốc phòng dài hạn giữa hai quốc gia.

Với cáo buộc phía Pakistan có liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý xảy ra ngày 22/4 vừa qua, Ấn Độ đã quyết định hạ thấp cấp độ quan hệ ngoại giao chính thức với Pakistan, trục xuất 25 trong tổng số 55 nhân viên ngoại giao và lãnh sự của Pakistan ở Ấn Độ.

Hơn bao giờ hết, vấn đề thương mại quốc tế trở nên đầy kịch tính khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở lại chính trường. Ông nhanh chóng ban hành hàng loạt sắc lệnh quan trọng có ảnh hưởng sâu rộng, nhờ sự hậu thuẫn của cử tri cộng thêm kinh nghiệm tích lũy từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Những quyết định liên quan đến thuế đối ứng không những gây sốc, gây biến động thị trường Mỹ mà còn tạo ra các phản ứng khác nhau từ các đối tác thương mại của Hoa Kỳ.

Một vụ tấn công bằng dao đã xảy ra vào sáng thứ Năm (giờ địa phương) tại trường ngữ pháp Notre-Dame de Toutes-Aides ở thành phố Nantes, miền Tây Pháp. Vụ việc đã khiến một bé gái thiệt mạng và ba học sinh khác bị thương nặng.

"Ukraine sẽ phải thỏa hiệp để đạt được giải pháp hòa bình với Nga", Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Euronews hôm 24/4.