Canada: Thầy giáo chế tạo thủy phi cơ từ phế thải

Ông Robert Tymofichuk, một giáo viên ở Alberta, Canada, đã dành gần 1.800 giờ để chế tạo một chiếc thủy phi cơ có thể chạy trên mặt đất hoặc lướt trên mặt nước. Điều thú vị là vật liệu chế tạo thủy phi cơ là những phế thải như cao su, sợi thuỷ tinh, giấy bồi, các bộ phận của ô tô cũ và khung thuyền bị bỏ hoang.

Niềm say đối với loại phương tiện đặc biệt này đến với Robert Tymofichuk  từ khi còn nhỏ. Trong một lần xem phim, cậu bé Robert Tymofichuk đã vô cùng thú khi thấy cảnh một chiếc thủy phi cơ lướt trên mặt nước một cách dễ dàng. Cậu bắt đầu nghĩ tới việc chế tạo phương tiện thú vị này từ khi học lớp 8. Robert Tymofichuk đã đặt mua một bộ hướng dẫn từ một công ty ở Illinois tên là Universal Hovercraft và bắt tay vào thực hiện một dự án kéo dài 5 năm.

Thủy phi cơ là niềm đam mê suốt đời của ông Robert Tymofichuk

Robert Tymofichuk nhớ lại thời điểm ông hoàn thành việc chế tạo chiếc thủy phi cơ đầu tiên của mình là vào năm 1986. “Nó thực sự tuyệt đẹp. Tôi khởi động động cơ, tăng tốc và nó đã hoạt động.”

 Nhưng qua nhiều năm, ông Tymofichuk đã nhận thấy một số hạn chế của cỗ máy này. Nó không thể chở nhiều hàng hóa hoặc nhiên liệu, không có cabin để bảo vệ hành khách khỏi bị nước và bùn bắn vào, và không thể leo lên những con dốc thấp. Nhiều năm sau, ông quyết định chế tạo một chiếc thủy phi cơ khác. Chiếc thủy phi cơ mới này là sự kết hợp của các bộ phận được tái sử dụng, chẳng hạn như động cơ của chiếc Toyota Celica được cải tiến,  một thân tàu cũ bằng sợi thủy tinh ông tìm thấy gần một ngôi nhà bị đổ nát và một đệm cao su bên dưới được khâu bằng tay. Cần điều khiển được làm từ giấy bồi và bên ngoài bọc sợi thủy tinh. Để hoàn thiện chiếc thủy phi cơ, ông lắp cabin của chiếc Jeep Grand Cherokee đời 1997, bổ sung thêm máy sưởi, cần gạt nước, kính chắn gió và ghế ngồi từ một chiếc Volkswagen Jetta  và cuối cùng là lớp sơn bóng màu đỏ tươi.

Ông Robert Tymofichuk đã dành khoảng 1.800 giờ trong một năm để chế tạo chiếc thủy phi cơ.

Chiếc thủy phi cơ được thử nghiệm thành công trên sông Saskatchewan, với tốc độ có thể đạt hơn 64km/h. ÔngTymofichuk nói: “Nếu không có Internet thì không bao giờ tôi có thể chế tạo được cỗ máy thứ 2 này”.

Chiếc thủy phi cơ của ông Tymofichuk dù không đạt tốc độ thật cao nhưng dễ điều khiển. Nó có thể hoạt động ngay cả trên những con sông có dòng chảy mạnh, có thể lướt qua mỏm đá và các chướng ngại vật khác với khoảng cách hơn 20cm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà sản xuất ô tô Toyota vừa công bố kế hoạch bắt đầu thử nghiệm xe tải thương mại, một mẫu xe hybrid kết hợp động cơ điện và động cơ chạy bằng hydro.

KTM, một trong những thương hiệu xe mô tô nổi tiếng hàng đầu thế giới, mới đây đã thông báo kế hoạch dừng sản xuất trong vòng 2 tháng khi tình hình kinh doanh không mấy khả quan.

4 ô tô Land Cruiser và 2 xe Camry mang biển xanh 80B thuộc sở hữu của Cục Hành chính - Quản trị II, Văn phòng Chính phủ, sắp được đấu giá trực tuyến với khởi điểm 1,36 tỷ đồng/6 xe.

Mặc dù hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng vé máy bay đã rơi vào tình trạng “cháy hàng”, khách đi tàu hỏa tăng cao khiến nhiều người chuyển sang lựa chọn hình thức thuê ô tô tự lái để tiết kiệm chi phí đi lại.

Mới đây, Peugeot tung ra chương trình hấp dẫn cho khách hàng mua xe trong tháng 11. Khách hàng là phụ nữ, giáo viên, doanh nghiệp… còn có thêm ưu đãi khác từ thương hiệu xe này.

Hãng xe đến từ Thụy Điển Volvo vừa ra mắt mẫu xe EC40 là mẫu SUV thuần điện đầu tiên với nhiều tính năng nổi bật, trong đó đang chú ý là mẫu xe này có khả năng sạc nhanh đến 80% dung lượng pin chỉ trong 33 phút.