Cần xem đất đai là tư liệu sản xuất
Luật Đất đai 2014 có nhiều kẽ hở khiến doanh nghiệp chỉ cần được quyết định phê duyệt tỷ lệ 1/500 đã có quyền phân lô, bán nền, huy động vốn hoặc dùng để thế chấp ngân hàng. Điều này được ví von là “tay không bắt giặc”, khiến cho nhiều khu đô thị mới dù định giá hàng trăm tỷ - nhưng sau hàng chục năm vẫn hoang hóa.
Khu đô thị AIC (huyện Mê Linh) là một ví dụ. Có diện tích gần 100ha, từng được quảng cáo “như Phú Mỹ Hưng của miền Bắc” do Công ty CP Bất động sản AIC làm chủ đầu tư, tuy nhiên, sau 16 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư, dự án vẫn chỉ là các lô đất. Đây lại không chỉ là dự án duy nhất trong tình trạng này ở huyện Mê Linh.
Trong khi quỹ đất để sản xuất ngày một bị thu hẹp, việc phân lô, bán nền không chỉ để lại sự tiếc nuối cho người dân địa phương, mà xa hơn, nó gây nên nhiều hệ lụy với nền kinh tế.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng: "Rõ ràng là nhiều dự án chúng ta đã thấy hệ quả, nhiều dự án trên cả, nước thông qua việc phân lô bán nền, họ lại không triển khai xây dựng, không đầu tư phát triển đúng với chức năng của đất đai, phù hợp với quy hoạch được xây dựng, chủ trương của địa phương. Nó không trở thành hiện thực và không triển khai, tạo ra hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản, cho nền kinh tế và cả tâm lý của các nhà đầu tư".
Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể về việc phân lô, bán nền tại từng địa phương . Đây được xem là công cụ quan trọng để hạn chế sự thâu tóm đất đai, làm giàu cho một nhóm người.
Tuy nhiên, việc đất đai hay nhà cửa bị bỏ hoang hàng chục năm qua vẫn đang là hiện thực. Trong khi công cuộc chống lãng phí đang được đẩy mạnh, đã đến lúc cần xác định: đất đai phải là tư liệu sản xuất đặc biệt của xã hội thay vì coi đó là hàng hóa mua đi bán lại kiếm lời. Từ đó mới có các giải pháp hữu hiệu để giải quyết triệt để thực trạng trên.


Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1909 cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.
Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.
UBND quận Đống Đa đã tổ chức lấy ý kiến người dân về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu tập thể Trung Tự và Hào Nam, trong ngày 4/4.
Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp theo quy định của Luật Thủ đô năm 2024 - đây là yếu tố thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.
0