Cần vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Theo báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023, Việt Nam xếp hạng 46/132 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2022.
Việt Nam cũng được đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua. Để đáp ứng tiềm năng phát triển đang có, nguồn vốn cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo càng trở thành vấn đề cần quan tâm lúc này.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bất chấp những khó khăn khó lường của năm 2023, Việt Nam đã thu hút gần 20.21 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn FDI và phát triển cơ chế hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và số hóa. Các chính sách và đối tác là chìa khóa giúp nền kinh tế Việt Nam duy trì đúng hướng theo Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021 đến 2030.
Tại hội thảo “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và quản trị rủi ro trong ứng dụng blockchain” diễn ra sáng ngày 30/10, ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết: nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp Việt vẫn thiếu cơ sở pháp lý đáp ứng nhu cầu đầu tư, cùng với đó Việt Nam đang đi những bước đầu trong đổi mới sáng tạo, do đó rất cần nguồn vốn trung dài hạn, nhưng đây lại đang là một trong những hạn chế của thị trường tín dụng Việt.
Theo báo cáo của NIC và Golden Gate Ventures, năm lĩnh vực chính được dự đoán sẽ chi phối nền tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai bao gồm: công nghệ y tế, công nghệ tài chính, công nghệ hỗ trợ hậu cần, nền kinh tế xanh và công nghệ giáo dục. Trong khuôn khổ Diễn đàn quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam, NIC và Golden Gate Ventures cũng công bố báo cáo chiến lược phát triển quốc gia: “Con đường dẫn tới thành công: Nhìn lại hành trình phát triển của Việt Nam”. Báo cáo cung cấp thông tin về khả năng đối phó với khó khăn của kinh tế Việt Nam và xem xét những yếu tố tiềm ẩn trong quá trình tăng trưởng của Việt Nam trong vài năm tới.


Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.
FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.
Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã sản xuất hơn 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
0