Cần ưu tiên phát triển các khu công nghiệp xanh
Công nghiệp xanh đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường. Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong đó, bên cạnh mục tiêu giảm 43,5% lượng phát thải khí nhà kính là xác định tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm 70% trong kế hoạch phát triển năng lượng vào năm 2050. Các khu công nghiệp và nhà máy sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này.
"Doanh nghiệp FDI luôn mong muốn tiết kiệm năng lượng để tối ưu chi phí hoạt động. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI đã áp dụng sắp xếp các ca sản xuất liên tục trong ngày, cả vào những giờ thấp điểm và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Tôi cho rằng đây là những hoạt động hiệu quả và đã đang được nhiều doanh nghiệp nước ngoài triển khai." - Ông Stuart Livesey - Đồng Chỉ tịch tiểu ban phát triển xanh - Eurocham cho biết.

Để chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, việc hình thành các khu công nghiệp và khu sản xuất xanh đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, doanh nghiệp phát triển theo xu hướng này vẫn gặp nhiều thách thức.
Ông Stuart Livesey - Đồng Chỉ tịch tiểu ban phát triển xanh - Eurocham chia sẻ: "Xét về ngắn hạn, giảm nhu cầu sử dụng năng lượng là điều cực kỳ khó khăn, vì chúng ta không thể ngay lập tức xây dựng nhà máy điện mới, không thể ngay lập tức nối lưới điện sang quốc gia khác. Việc này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí đầu tư. Cần theo sát quy hoạch của Chính phủ và có sự hỗ trợ của doanh nghiệp nước ngoài."
Các chuyên gia cho rằng, để hướng tới sự phát triển bền vững, phát triển xanh cần song hành với chuyển đổi số và công nghệ. Đặc biệt, trong các khu công nghiệp, chuyển đổi số sẽ giúp kiểm soát nhu cầu năng lượng, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng thông minh, hiệu quả. Và để đạt mục tiêu của Chính phủ thì ưu tiên phát triển các khu công nghiệp xanh là rất cần thiết.


Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.
Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.
Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.
Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.
Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 12/5 đã dự Lễ khởi công xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình) và Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hưng Phú (tỉnh Thái Bình).
0