Cẩn trọng với việc lợi dụng thông tin thổi giá đất nền
Theo Luật kinh doanh bất động sản 2023: Các cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III.
Đáng chú ý về đối tượng, luật chỉ áp dụng đối với dự án đã được quy hoạch, KHÔNG ÁP DỤNG với đất cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tách thửa để cho tặng, thừa kế, chuyển nhượng cho người khác. Do vậy, quy định siết phân lô bán nền không ảnh hưởng nhiều tới nguồn cung.
Quy định như trên là rất rõ ràng nhưng nhiều môi giới vẫn cố tình tung tin về nguồn cung “khan hiếm”, “giá sẽ tăng cao”, sử dụng chiêu trò để cho thấy giao dịch sôi động, cả chục khách chốt giao dịch trong tuần.

Khảo sát thực tế của Phóng viên Bản tin tại Hoài Đức và khu vực ngoại thành cho thấy điều ngược lại. Sự sôi động không hề có như thời kỳ đỉnh cao của “sốt” những năm 2021-2022 hay “nhiều người xem và giao dịch” như môi giới đề cập. Cần nhìn nhận rõ ràng rằng: Các hộ dân nông thôn hoặc làng nghề thường có diện tích đất rộng. Khi con cái ra ở riêng thường chia tách bằng thừa kế.
Do vậy, việc tách thửa nhỏ chỉ để phục vụ cho việc mua đi bán lại của giới đầu cơ và sau mỗi vụ mua - bán, đất thường bỏ không đợi chờ giao dịch mới, chứ ít ai xây nhà để ở. Việc dùng đòn bẩy tài chính để đầu cơ đất hay “ôm đất” lướt sóng với nhiều người cho đến bây giờ vẫn đển lại các bài học đắt giá.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã tăng lên 105 thành phố, thị xã (thêm 81 địa phương so với hiện hành) sẽ không được phân lô, bán nền. Hiểu đơn giản ở một khía cạnh là đất nằm trong các khu vực qui định sẽ phải có nhà, hạ tầng. Quy định này là hạn chế tình trạng đầu cơ; Nhà nước thu được nguồn thuế lớn hơn; Sàng lọc được năng lực chủ đầu tư… Đây là giải pháp có tính bền vững nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Theo tìm hiểu sau các đợt sốt đất trước, nhiều nhà đầu tư đã gom đất chờ quy hoạch trong dân dẫn tới đọng vốn và lợi dụng các qui định mới để bán hàng, tìm giao dịch.
Người mua cần tìm hiểu kỹ pháp lý; cẩn trọng với các chiêu thức “thổi giá ảo” và bị cuốn vào “tâm lý fomo”(mua theo đám đông) như ở thị trường chung cư Hà Nội thời gian qua.


Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.
UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định giao hơn 30.000m² đất tại xã Tiên Dương cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.
Nhiều dự án với hàng trăm thửa đất sẽ được các quận, huyện, thị xã đưa ra đấu giá trong tháng 4 này theo kế hoạch được UBND thành phố phê duyệt.
120 triệu đồng/m² là mức trúng đấu giá cao nhất trong phiên đấu giá đất ngày 29/3 tại Sóc Sơn (Hà Nội).
Từ 1/4, Nghị quyết 171 được Quốc hội thông qua ngày 30/11/2024 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất có hiệu lực thi hành.
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội phối hợp cùng Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt tổ chức đấu giá 21 thửa đất tại xã Mỹ Xuyên vào 3/4.
0