Cẩn trọng với bệnh ho gà ở trẻ
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 32 ca bệnh ho gà, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Tuy nhiên trong năm 2023, Hà Nội chỉ có một ca và năm 2022 không có ca bệnh. Khi dịch bệnh tấn công mà cơ thể không có kháng thể phòng bệnh thì có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe của trẻ.
Một bệnh nhi ở quận Bắc Từ Liêm bị ho gà bội nhiễm viêm phổi đang được điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt Đới - Bệnh viện Nhi Trung ương. Điều đáng nói là trẻ chưa được tiêm vaccine. Mẹ của bệnh nhi cho biết, bé bị mắc bệnh hiếm, sức khỏe cũng không được tốt. Mẹ bé định cho bé đi tiêm nhưng chưa kịp tiêm thì bé đã mắc ho gà.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận hơn 40 trẻ mắc ho gà, đa phần trẻ đều có biến chứng viêm phổi nặng và chưa được tiêm vaccine. Bệnh ho gà có thể gây biến chứng nghiêm trọng, do ho dai dẳng, kéo dài làm cho trẻ bị kiệt sức dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não...
TS.BS Đỗ Thúy Nga – Phó Trưởng khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi Trung ương cho biết, đối với nhóm tuổi trẻ ở lứa tuổi học đường thường ghi nhận các cháu đến thời kỳ tiêm phòng nhắc lại. Bởi sau 3- 5 năm, tình trạng miễn dịch suy yếu đặc biệt là với vi khuẩn ho gà đã giảm. Nhưng việc tiêm phòng vắc xin nhắc lại không tiêm đầy đủ, thì khi mắc ho gà trẻ dễ gặp những biến chứng nặng như tăng áp phổi, viêm não, co giật...
Ho gà có khả năng lây lan rất cao; đối với trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà, bệnh tiến triển nặng lên rất nhanh, ở trẻ sơ sinh tỉ lệ tử vong lên đến 90%. Điều đáng lo ngại là bệnh ho gàcó thời gian ủ bệnh dài, khoảng 1-2 tuần; lại khó nhận biết sớm. Một số biến chứng nguy hiểm trẻ mắc ho gà có thể gặp phải như: viêm phổi nặng là biến chứng hô hấp hay gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng. Lý giải nguyên nhân dẫn đến số ca bệnh ho gà có dấu hiệu gia tăng so với những năm trước đây, Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi Trung ương cho biết, chu kỳ 3-5 năm bệnh ho gà có thể xuất hiện trở lại vì nhiều lý do, trong đó lý do chủ quan là do tiêm chủng không đầy đủ hoặc bố mẹ chủ quan không tiêm cũng được, tỷ lệ bảo vệ của tiêm chủng chỉ khoảng 95%.
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà. Để phòng chống dịch bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin, Cục Y tế dự phòng đã có công văn đề nghị Sở y tế các địa phương cần chỉ đạo tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine để triển khai xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh; thúc đẩy triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm./.
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.
Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.
Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.
Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.
Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.
0