Cẩn trọng sập bẫy lừa đảo xuất khẩu lao động
Theo cơ quan chức năng, thực tế đã có không ít trường hợp bỏ ra hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để đi làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên sau nhiều năm chờ đợi, công việc vẫn bặt vô âm tín, công ty môi giới đóng cửa, còn người nhận tiền không thể liên lạc được.
Các đối tượng lừa đảo thường chú ý đến người lao động ở vùng sâu, vùng xa đang có nhu cầu về tìm kiếm việc làm lao động thời vụ ở nước ngoài, với mức lương cao, thủ tục nhanh, chi phí thấp.
Ngoài ra, tội phạm còn lợi dụng mối quan hệ quen biết với người địa phương nhằm tạo niềm tin cho người lao động, thông qua đó hướng dẫn, xây dựng những người địa phương trên thành cộng tác viên để nhận hồ sơ, thu tiền thay và chia "hoa hồng" theo thỏa thuận.
Cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân khi có nhu cầu đăng ký tham gia các chương trình xuất khẩu lao động với hình thức lao động hợp đồng dài hạn hoặc thời vụ, hãy liên hệ trực tiếp với trung tâm dịch vụ việc làm, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị có uy tín, tránh tiền mất mà tật vẫn mang.


Vấn nạn hàng giả, hàng nhái không nên được xem nhẹ vì vừa gây thiệt hại kinh tế, vừa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, an toàn và lòng tin của xã hội.
Hơn 3.100 vụ đã bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý với tổng số tiền xử phạt, tịch thu khoảng 63 tỷ đồng trong Tháng cao điểm chống buôn lậu.
Công an thành phố Hà Nội đang tìm các bị hại của vụ án trộm cắp tài sản tại tòa HH2 Bắc Hà (Hà Nội) và đánh bạc tại Thanh Hóa, đều xảy ra vào tháng 4/2025.
Các lực lượng chức năng TP.Hà Nội vừa tổ chức đóng 5 lối đi tự mở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên tuyến đường sắt đoạn qua thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.
Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn do một cán bộ địa phương tổ chức và chỉ đạo.
Gói thầu số 9 dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô có chiều dài hơn 20km đang bị chậm tiến độ do còn nhiều vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.
0