Cần trao quyền di dời các trường Đại học cho Hà Nội

Việc di dời trụ sở các trường Đại học ra khỏi nội đô ở Hà Nội diễn ra rất chậm. Từ khi có chủ trương vào năm 2010, mới chỉ có 1/12 trường trong danh sách thực hiện được việc di dời. Nguyên nhân chính là các trường không có kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất mới. Để thực hiện hiệu quả và đẩy nhanh lộ trình di dời, khi xây dựng dự thảo luật Thủ đô cần trao cho Hà Nội cơ chế như giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở mới để các trường học chỉ việc di chuyển đến là có thể vận hành được.

Đại học quốc gia Hà Nội, một ví dụ điển hình trong việc di dời ra khỏi nội đô. Phải mất 20 năm, đại học này mới bắt đầu di dời được. Theo tính toán, mỗi sinh viên ở Hà Nội chỉ có khoảng 0,1-1,3m2 đất, quá thấp hơn chuẩn 55m2/sinh viên do Bộ GD&ĐT đưa ra.

Cùng áp lực hạ tầng giao thông đang nặng nề hơn mỗi ngày, di dời để giảm áp lực là chủ trương đúng và cần thiết. Nhưng, nguồn kinh phí xây dựng cơ sở đang là rào cản rất lớn!

Điều 38, chương 4, Luật Thủ đô sửa đổi đề cập: HĐND thành phố Hà Nội được bố trí kinh phí từ ngân sách hỗ trợ di dời, xây dựng mới, bố trí đất cho các cơ sở sản xuất, cơ sở giáo dục đại học theo biện pháp, lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.… Trên thực tế, Hà Nội có đầy đủ tiềm lực và nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, các trường chỉ việc di chuyển.

Nguồn kinh phí xây dựng là một trong những nút thắt lớn khiến lộ trình di dời gần như đang dậm chân tại chỗ. Giao quyền cho Hà Nội chủ động trong xây dựng cơ sở mới cho các trường được, chính là lời giải cho bài toán này. Và, nếu những “nút thắt” này được tháo gỡ, không chỉ Hà Nội có sức bật mới, mà các địa phương và các cơ sở đào tạo cũng có cơ hội để phát triển xứng tầm. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay là ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tình hình giao thông tại các tuyến đường hướng ra cửa ngõ Hà Nội bị ùn tắc.

UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1250 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thời gian khởi công 3 dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Hồng gồm Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Tính chung quý I/2025, toàn thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Sáng sớm 5/4 có sương mù khá dày, xuất hiện ở hầu hết các khu vực trong thành phố Hà Nội. Mưa rào rải rác báo hiệu khối không khí lạnh tăng cường tràn về khu vực Bắc Bộ.