Cần thêm cổ phiếu chất lượng cho thị trường chứng khoán
Trải qua lịch sử 24 năm hình thành, từ một thị trường sơ khai non trẻ đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ hai mã chứng khoán ban đầu, đến thời điểm hiện tại, thị trường 2.183 mã chứng khoán giao dịch.
Vốn hoá toàn thị trường ghi nhận tăng trưởng vượt bậc, vượt mục tiêu đặt ra. Tính đến cuối quý II/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu ba sàn HoSE, HNX và UPCoM đạt 7,1 triệu tỷ đồng và tương đương 69,1% GDP ước tính năm 2023. Tuy nhiên để thực sự thu hút dòng vốn dài hạn từ nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng cổ phiếu trên thị trường là một yếu tố cần được tính toán kỹ.
Một trong những nỗ lực lớn nhất gần đây của cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tăng sức hút cho thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là tháo gỡ các vướng mắc để nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi vào năm 2025 theo chuẩn FTSE.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố dự thảo sửa đổi bốn Thông tư tạo điều kiện cho nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài có thể mua chứng khoán mà không cần có đủ 100% tiền trên tài khoản và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài có quyền tiếp cận thông tin bình đẳng. Khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, tổ chức nước ngoài sẽ nhìn nhận vào chất lượng cổ phiếu để quyết định xuống tiền.
Số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, số lượng chứng khoán trên ba sàn HOSE, HNX và UPCoM tới cuối tháng 6/2024 là 1.603 doanh nghiệp. Con số này trong các năm gần đây không có sự biến động nhiều và chỉ chiếm phần nhỏ tổng số doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam (hơn 800.000 doanh nghiệp). Bài toán thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết, gia tăng hàng hóa chất lượng trên thị trường chứng khoán trở nên cấp thiết, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện các tiêu chí để nâng hạng.

Nâng hạng là kỳ vọng để hút dòng vốn ngoại cho thị trường chứng khoán. Mục tiêu đặt ra là vậy nhưng chúng ta lại chứng kiến hành động ngược lại của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại các sàn cổ phiếu Việt Nam vào khoảng 14%, trong khi năm 2018, con số này là khoảng 22%.
Theo chia sẻ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện nay, tại thị trường Việt Nam, chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết vẫn là hai quá trình tách biệt. Do vậy có thể một số doanh nghiệp IPO xong, khoảng thời gian nộp tiền mua cổ phần và đưa cổ phiếu niêm yết kéo dài từ ba tháng hoặc hơn nữa. Điều này tạo ra rào cản lớn với các nhà đầu tư quốc tế. Thậm chí, một số các quỹ còn cấm giao dịch với các cổ phiếu chưa được niêm yết. Để giải quyết việc này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang rà soát lại các quy định về chứng khoán và Nghị định 55 để tích hợp IPO và niêm yết thành một quy trình.


Hình thức thuế khoán, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu trước khi bấm nút thông qua nghị quyết vào sáng 17/5.
Khi ranh giới giữa vi phạm dân sự và xử lý hình sự chưa rõ ràng thì "Hình sự sự hóa" từng là nỗi lo có thật với nhiều doanh nghiệp tư nhân. Nhưng giờ đây, một bước ngoặt đã đến từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị - với cam kết rõ ràng: không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất phạt tiền từ 10 triệu đồng nếu sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Với số tiền dự kiến dùng để chia cổ tức là hơn 7.468 tỷ đồng, LPBank là ngân hàng trả cổ tức tiền mặt cao nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm 2025, xét về cả tỷ lệ chi trả và quy mô chi trả.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sáng 18/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần có cơ chế chính sách “nuôi dưỡng, chăm sóc” doanh nghiệp lớn lên.
Các chuyên gia cho rằng, giữa những biến động hiện nay, dòng vốn quốc tế được định hình lại, Việt Nam cần chọn lọc dòng vốn để hướng đến phát triển bền vững hơn.
0