Cần thêm cơ chế thu hút vốn đầu tư vào làng nghề
Trên địa bàn thành phố, nhiều làng nghề có doanh thu cao, trong đó có 05 làng nghề có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng là: Làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù, đạt trên 1.300 tỷ đồng; Làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá đạt 1.200 tỷ đồng; Làng nghề truyền thống mỹ nghệ Thiết Úng đạt 1.100 tỷ đồng; Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng và Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề cao hơn nhiều so với lao động thuần nông, bình quân phổ biến ở mức 4 - 5,5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, quy mô sản xuất trong làng nghề hiện nay mang tính nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, không tập trung, thiết bị sản xuất chủ yếu thủ công, lạc hậu, năng lực trình độ tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế, tính cạnh tranh của một số sản phẩm làng nghề chưa cao, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô.
Vì vậy, việc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển cho các làng nghề là vấn đề đặt ra cấp thiết với Thủ đô. Điều này cũng được trao đổi sôi nổi tại Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra sáng nay (5/7).

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Mỹ nghệ Thăng Long (thôn Thiết Bình, xã Vân Hà, huyện Đông Anh) - là một trong những đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị. Ông cho biết: “Các hộ phát triển từ quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ nên nguồn lực đầu tư hạn chế. Kinh phí hỗ trợ của địa phương cho làng nghề rất thấp, không thấm vào đâu, nên việc phát triển rất khó khăn. Đề nghị Thành phố có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp và vốn đầu tư công vào phát triển ngành nghề, nhất là lĩnh vực thủ công mỹ nghệ...”.
Nội dung này đã được trực tiếp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân trả lời. "Qua các danh mục đầu tư hàng năm, với trên 30 danh mục thì chưa có danh mục đầu tư thu hút đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực làng nghề về thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố là gần như chưa có. Thế nên, để giải quyết ván đề đại biểu nêu, thì đề nghị các địa phương nơi có các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có mong muốn phối hợp với Sở NN & PTNT hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trên cơ sở các dự án đầu tư và quy hoạch hàng năm để đưa vào. Thành phố đã có chủ trương bằng đầu tư công hạ tầng một số làng nghề, để cải thiện môi trường...", ông Lê Anh Quân nói.


Sáng 1/3, triển lãm 'Chào Việt Nam' đánh dấu sự trở về đầy ý nghĩa của bốn họa sĩ người Mỹ gốc Việt, diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Hà Nội đi vào thực hiện thí điểm cấm ô tô trên 16 chỗ hoạt động theo giờ tại các tuyến phố cổ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm bắt đầu từ hôm nay (1/3).
Ngày 1/3, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận và xử lý cấp Lý lịch tư pháp cho người dân tại trụ sở hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Việc hướng dẫn và tiếp nhận giấy tờ diễn ra thuận tiện.
Gần đây, mạng xã hội dậy sóng với câu chuyện từ thiện của một TikToker nổi tiếng. Ban đầu, đó là những hành động xuất phát từ thiện ý, tuy nhiên, khi sự minh bạch bị đặt dấu hỏi, những đóng góp từ lòng tốt lại trở thành tâm điểm tranh cãi.
Chương trình Du xuân hữu nghị năm 2025 tại huyện Mê Linh tạo cơ hội tham quan, chiêm bái, tìm hiểu về Hai Bà Trưng - hai nữ tướng đầu tiên của Việt Nam.
Đảng ủy Chính phủ được giao hoàn thiện đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong tháng 3 để trình Ban Chấp hành Trung ương trước 7/4/2025.
0