Cần thêm chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp xây nhà xã hội
Về tiêu chí vay phát triển nhà xã hội, nhà ở công nhân trong gói 120.000 tỷ đồng, nhiều ý kiến đề xuất cần có giải pháp ưu đãi về thời gian vay, lãi suất, thủ tục pháp lý.
Ví dụ, dự án nhà xã hội trước đó phải đáp ứng tiêu chí giải phóng mặt bằng xong, có giấy phép xây dựng mới được vay gói tín dụng trên. Tuy nhiên, đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội lại cho rằng, dự án có quyết định giao đất, cho thuê đất, là đã đạt điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay.
Do vậy, cần phải có thêm nhiều cơ chế ưu đãi, nới lỏng các điều kiện để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào phân khúc này, từ đó đáp ứng được nguồn cung nhà giá rẻ ra thị trường và góp phần hạ giá nhà đất. Được biết, tại Hà Nội, nhu cầu nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2023 là 6,8 triệu m2 sàn. Trong đề án xây một triệu căn nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ cũng giao chỉ tiêu cho thành phố phát triển 56.200 căn.


Hà Nội hiện có 1.448 dự án gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do những bất cập trong chính sách pháp luật, nhất là sự chuyển tiếp giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024.
Hà Nội đang đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố, tránh lãng phí về nguồn lực đất đai.
Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.
Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
0