Cần sửa Luật Quy hoạch để tránh cục bộ, cát cứ

Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu tháo gỡ. Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Bộ đề xuất bốn nội dung định hướng sửa đổi Luật Quy hoạch. Cụ thể:

- Về hệ thống quy hoạch quốc gia, mối quan hệ giữa các quy hoạch: dự thảo đề xuất quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thuộc danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, đồng thời bổ sung quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành vào hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Về kinh phí cho hoạt động quy hoạch; lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch: dự thảo đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về việc cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh các loại quy hoạch. Nghiên cứu mở rộng hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch.

- Về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch: nghiên cứu bổ sung quy định về điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch; xem xét phân cấp thẩm quyền tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hoàn thiện quy trình lập, lấy ý kiến, thẩm định, trình quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục.

- Về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch cần đẩy mạnh công khai, minh bạch của hoạt động quy hoạch; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu về quy hoạch của người dân. Có thể thấy việc sửa đổi Luật Quy hoạch là thực sự cần thiết nhằm hoàn thiện nội dung, phương pháp lập quy hoạch để khơi thông mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời gian gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với 50% số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2025 là 6 tháng, kể từ ngày 31/5.

HoREA đã đề xuất đổi tên "Quỹ phát triển NƠXH quốc gia" thành "Quỹ phát triển nhà ở quốc gia" nhằm tạo điều kiện hợp nhất các chính sách phân tán hiện nay trong một khung điều phối tài chính thống nhất.

Các chuyên gia cho rằng, cần phải có những cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, mở ra nhiều cơ hội hơn để người dân hiện thực hóa giấc mơ an cư.

Hà Nội - một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước, đang từng bước áp dụng linh hoạt các cơ chế đặc thù để giải quyết những vấn đề tồn đọng cho thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay được ví như cơ thể của một người già đang mắc phải ba căn bệnh, chỉ chữa trị được khi được kê đúng đơn và điều trị đúng hướng.

Sự ra đời của Nghị quyết 170, 171 của Quốc hội giúp củng cố niềm tin và góp phần vực dậy tình trạng 'sức khỏe' đầy bất ổn của thị trường bất động sản hiện nay.