Cần phân cấp trong quản lý hành nghề y dược tư nhân

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã làm việc với UBND Thành phố và các sở, ngành liên quan về công tác quản lý hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn từ năm 2021 đến nay. Phó Chủ tịch thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà chủ trì hội nghị.

Tổng số cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập đã được cấp giấy phép hoạt động trên địa bàn thành phố là hơn 15.300, có vai trò trong khám chữa bệnh, cung ứng thuốc cho hàng triệu lượt bệnh nhân. Tuy nhiên, Thường trực HĐND chỉ rõ: còn tình trạng hành nghề quá phạm vi chuyên môn được phê duyệt; hành nghề khi chưa được cấp giấy phép hoạt động; không bảo đảm điều kiện nhân sự, sử dụng người nước ngoài hành nghề không đúng quy định; bán thuốc không có đơn…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà khẳng định, thực tế lực lượng quản lý nhà nước về lĩnh vực này ở cơ sở mỏng. Việc thực hiện các quy định về hành nghề y, dược còn chồng chéo, vướng mắc; có nội dung không được phép ủy quyền, nên cũng quá tải cho cơ quan cấp trên, khó kiểm soát trong cấp phép, hậu kiểm và xử lý vi phạm.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà đề nghị UBND thành phố thời gian tới phân công trách nhiệm cụ thể hơn cho các sở, ngành, cấp huyện, cấp xã trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân; chỉ đạo Sở Y tế nghiên cứu, tham mưu, phân cấp, ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã cấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với các phòng khám chuyên khoa, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dược, nhà thuốc bảo đảm nguyên tắc đặt chuyên môn, sức khỏe người dân lên hàng đầu.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố cũng đề nghị sở y tế ngoài việc thanh tra độc lập, cũng cần phối hợp liên ngành, công bố vi phạm để người dân biết, theo dõi, giám sát.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.

Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ ngày 10/5 đã tổ chức "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, thực phẩm an toàn".