Cân nhắc giữ tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên

Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu cẩn trọng quy định để phù hợp với mục đích, quan điểm sửa đổi luật là nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của công chứng viên.

Sáng 25/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu đều cơ bản nhất trí về sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Công chứng để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật hiện hành. Việc sửa đổi Luật Công chứng nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức, hoạt động của công chứng đáp ứng yêu cầu, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Các đại biểu đều cơ bản nhất trí về sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Công chứng.

Liên quan tới tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu cẩn trọng quy định nêu trên do quy định này chưa phù hợp với mục đích, quan điểm sửa đổi luật là nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của công chứng viên, lấy công chứng viên làm trung tâm.

Ông Nguyễn Đại Thắng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, nêu ý kiến: "Do tính chất công việc đặc thù của một công chứng viên được ví như thẩm phán phòng ngừa, nên cần những người có trình độ pháp luật chuyên sâu, giàu kinh nghiệm. Do vậy, đại biểu đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành về thời gian công tác pháp luật là từ đủ 5 năm trở lên. Công chứng viên làm nghề công chứng ngoài việc phải có bằng cử nhân như luật trở lên thì cần phải có đủ kinh nghiệm thực tiễn, có thời gian công tác pháp luật đủ để bảo đảm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật sau khi được bổ nhiệm công chứng viên".

Các ý kiến thảo luận của các đại biểu sẽ được tiếp tục tổng hợp, bổ sung, chỉnh lý trình Quốc hội xem xét.

Đối với trợ lý công chứng, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo luật các quy định về chức danh trợ lý công chứng viên. Đại biểu cho rằng hiện nay trợ lý công chứng viên đang là thành phần không thể thiếu trong các tổ chức hành nghề công chứng và đang thực hiện một khối lượng công việc khá lớn trong các tổ chức này.

Về mô hình tổ chức của văn phòng công chứng, có đại biểu cho rằng dự thảo luật quy định văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại mô hình là công ty hợp danh vẫn chưa phù hợp với nhiều địa phương.

Ông Nguyễn Hữu Thông - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, cho hay: "Quy định trên vẫn còn nhiều băn khoăn vì trên thực tế ở vùng sâu, vùng xa, những nơi có mật độ giao dịch dân sự, kinh tế còn thấp, nhu cầu sử dụng dịch vụ công chứng của người dân chưa cao thì có thể cho phép thành lập loại hình văn phòng công chứng do một công chứng viên làm chủ là rất là phù hợp. Một mặt là vừa là góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương là xã hội hóa hoạt động công chứng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo sớm tiếp cận với lại dịch vụ công chứng mà không cần thiết phải đi xa để thực hiện nội dung này".

Các ý kiến thảo luận của các đại biểu sẽ được tiếp tục tổng hợp, bổ sung, chỉnh lý trình Quốc hội xem xét.

Trước đó, trong sáng 25/6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vào ngày 12/5. Trong đó, các đại biểu quan tâm về cơ chế ưu đãi doanh nghiệp tương thích với các Nghị quyết của Bộ Chính trị vừa ban han hành, điển hình như Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân.

Số lượng thành viên của Ủy ban bầu cử cần có sự linh hoạt để các địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù dân số. Đây là một trong nhiều ý kiến được nêu ra khi bàn luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Việc rút ngắn ba tháng nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp sẽ tạo điều kiện tổ chức sớm bầu cử Quốc hội khóa XVI ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan.

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus, dưới sự chủ trì của Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, vào sáng 12/5 (giờ địa phương).

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cho biết, Nga có nhiều kinh nghiệm trên các lĩnh vực hợp tác trọng tâm mà Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đề cập, sẵn sàng hợp tác dựa trên đề xuất và nhu cầu của Việt Nam.