Cần giảm thủ tục đối với dự án nhà ở xã hội

Việc triển khai các dự án nhà ở xã hội đang có hai vấn đề vướng mắc, dẫn đến các doanh nghiệp không mấy mặn mà tham gia, là thủ tục hành chính và việc tiếp cận nguồn vốn.
Dự án Nhà ở xã hội thuộc dự án khu nhà ở đô thị Kim Hoa (Mê Linh, Hà Nội), sau 15 năm theo đuổi vừa được khởi công.

Dự án Nhà ở xã hội thuộc dự án khu nhà ở đô thị Kim Hoa (Mê Linh, Hà Nội), sau 15 năm theo đuổi và qua nhiều lần điều chỉnh, ngày 24/5/2023, chủ đầu tư mới chính thức khởi công. Nhưng dù đã xây được 7/9 tầng, dự án vẫn chưa đủ điều kiện thủ tục để mở bán. Theo kế hoạch, đến quý 4 năm nay, dự án sẽ hoàn thành.

Sản phẩm không bán được. Doanh nghiệp cũng không thể mang tài sản thế chấp vay ngân hàng, theo quy định.

Tại huyện Mê Linh, có 11 dự án nhà ở xã hội được quy hoạch và địa phương đã tích cực phối hợp. Nhưng, hiện mới chỉ có một khu đã đi vào hoạt động, 2 dự án đang triển khai, còn 8 dự án khác đều đang bị chậm tiến độ.

Những khó khăn, kiến nghị của các địa phương, doanh nghiệp đã được đơn vị chức năng tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong cuộc họp trực tuyến với các địa phương về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những công nhân lao động tại các khu công nghiệp và người có hoàn cảnh khó khăn có được một căn nhà để sinh sống ổn định. Những khó khăn, vướng mắc như trên rất cần được tháo gỡ sớm để triển khai thêm được các dự án nhà ở xã hội.    

Thực hiện Đề án của Chính phủ “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội”, giai đoạn 2021-2023, Hà Nội đã hoàn thành 5 dự án với tổng số 5.200 căn hộ. Giai đoạn 2024-2025, Hà Nội đặt mục tiêu triển khai thực hiện, hoàn thành 17 dự án (trên 15.000 căn hộ). 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, việc sắp xếp cán bộ dứt khoát phải dựa trên tinh thần: vì việc phải tìm người và thông qua những sản phẩm, kết quả cụ thể, được đánh giá bằng sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp và uy tín với đồng nghiệp.

Để giải quyết nhu cầu làm thủ tục hành chính của người dân được thuận tiện, Chi nhánh số một - Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội dừng tiếp nhận lấy số thứ tự trực tiếp. Thay vào đó, người dân lấy số trực tuyến qua ứng dụng iHanoi. Việc làm này nhằm giải quyết vấn đề quá tải, khi người dân xếp hàng chờ đợi làm thủ tục đất tăng lên đột biến, diễn ra trong nhiều ngày qua.

Bắt đầu từ ngày 13/5, UBND các quận, huyện tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, quận Hai Bà Trưng là một trong những địa bàn sớm triển khai công việc này.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 13/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô nghiêm túc triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần lan tỏa giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong cộng đồng.

Từ hôm nay 13/5, không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội. Người dân phải đăng ký lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.