Cần điều chỉnh ngay mức khởi điểm đất đấu giá
8,6 triệu/m2, thậm chí chỉ 7,3tr/m2 là hai mức giá khởi điểm tại phiên đấu giá đất vừa qua ở Thanh Oai và Hoài Đức, dẫn đến tiền cọc cũng thấp. Đây được cho là nguyên nhân khiến hai phiên đấu giá này có số lượng hồ sơ và lượng người tham gia đông chưa từng có.

Anh Nguyễn Công Quyết (thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì) cho hay: "Mức cọc thấp hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia đấu giá, nhưng lại dẫn đến tình trạng trúng đấu giá cao".
Hai huyện Thanh Oai và Hoài Đức xác định giá khởi điểm dựa trên bảng giá do địa phương ban hành. Tuy nhiên, bảng giá đất trước đây đã lỗi thời, chưa kịp điều chỉnh sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, nên giá khởi điểm rất thấp, tạo sức hấp dẫn lớn với người mua.
Giá khởi điểm thấp dẫn đến số tiền cọc 20% của người tham gia cũng thấp và quy định hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong 30 ngày đủ thời gian để những kẻ cơ hội đẩy giá khu vực xung quanh để kiếm lời và dễ dàng bỏ cọc.

Ông Lê Anh Linh, đấu giá viên Công ty Đấu giá Hợp danh Bắc Trung Nam, cho biết: "Giá khởi điểm đưa ra là quá thấp, không sát thị trường. Thứ hai, đấu nhiều vòng sẽ tạo điều kiện cho nhiều tiêu cực xảy ra".
Theo PGS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế: "Để tránh hiện tượng làm giá thổi giá, theo tôi, chính quyền các địa phương phải đặt ra giá khởi điểm sát với giá thị trường để từ đó giá được trả sẽ không cao. Thứ hai, giá đặt cọc phải cao hơn, người tham gia ít đi thì việc bỏ cọc khó khăn hơn".

Trong công văn mới nhất vừa ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu: Trường hợp tại khu vực, vị trí cần áp dụng bảng giá đất mà giá đất chưa phù hợp với thực tế thì căn cứ quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương để quyết định điều chỉnh bảng giá đất phù hợp.


Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.
Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.
Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.
0