Cần đánh giá kỹ về hộp đen của chiếc máy bay gặp nạn của Ukraina

(HanoiTV) - Pháp là một trong những quốc gia hiếm hoi có phương tiện kỹ thuật đẻ phục hồi và phân tích nội dung của các hộp đen bị hư hỏng
Hiện trường vụ rơi máy bay được bảo vệ chặt chẽ

Theo phía Iran, cuộc điều tra để xác định nguồn gốc của vụ tai nạn có thể mất hai năm. Hai ngày sau vụ tai nạn của chiếc máy bay Ukraine tại Tehran, vụ việc đã trở thành vấn đề căng thẳng ngoai giao.

London và Ottawa cho rằng, chiếc máy bay có thể đã bị một tên lửa của Iran bắn trúng do nhầm lẫn mục tiêu.

Mỹ cũng đã cung cấp hình ảnh vệ tinh cho thấy rõ đường băng và hình ảnh một quả tên lửa tấn công máy bay.

Chính phủ Iran đã ngay lập tức bác bỏ những thông tin trên và coi đây là luận điệu tuyên truyền chống Iran.

Vì vậy, việc tìm kiếm và khôi phục chiếc hộp đen của chiếc máy bay Boeing 737-800 của công ty Ukraine International Airlines sẽ mang tính quyết định

Theo Công ước Chicago của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, cuộc điều tra được giao cho Tổ chức Hàng không Dân dụng Iran. Tham gia điều tra còn có đại diện quốc gia sản xuất máy bay, đại diện của các quốc gia có liên quan khác. Đại diện của Mỹ, Canada và Pháp sẽ tới Iran. Ngoài ra, còn có Tập đoàn sản xuất động cơ máy bay là liên doanh giữa Pháp và Mỹ.

Hãng thông tấn Iran, Irna cho biết, khoảng 50 chuyên gia điều tra người Ukraina đã đến Tehran hôm 09/01.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/4 đã đưa ra phản ứng chính thức sau tuyên bố của Nhà Trắng về việc hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% vào thị trường Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.

Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.

Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.