Cần cụ thể và cẩn trọng với sàn giao dịch xăng dầu

Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu lần 3 đang được Bộ Công Thương hoàn thiện, lấy ý kiến thẩm định. Có hai luồng ý kiến về việc lập sàn giao dịch xăng dầu.

Sàn giao dịch xăng dầu trong nước, về bản chất là một Trung tâm giao dịch bao gồm 2 nhà máy lọc hóa dầu cùng các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ tham gia.

Tại đây, bên nào có xăng dầu sẽ tiến hành chào bán, bên nào thấy hợp lý sẽ mua, trả giá và đấu thầu. Hoạt động này không liên thông với thị trường quốc tế.

Trung tâm giao dịch bao gồm 2 nhà máy lọc hóa dầu cùng các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ tham gia

Khi tham gia vào sàn, các DN cần cân đối để hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất, và xăng dầu được vận hành theo cơ chế thị trường đúng nghĩa.

Ông Trịnh Quang Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội  xăng dầu Việt Nam, phản đối: ''Đối với thương nhân phân phối, chúng tôi phải có thoả thuận nguyên tắc mua và bán xăng dầu để ký thoả thuận nguyên tắc với thương nhân đầu mối. Tôi đề nghị bỏ bởi vì tôi là thương nhân phân phối tôi được ký với ông A, B, C thì bây giờ bảo tôi phải có văn bản thoả thuận nguyên tắc ký với với ông A, nhưng tôi chưa chắc thực hiện được bởi vì tôi phải phụ thuộc thời điểm, giao hàng, chiết khấu''.

Việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu là cần thiết, giúp tăng cường tính minh bạch, công khai về giá cả, giao dịch, giảm thiểu rủi ro

Theo các chuyên gia kinh tế, việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu là cần thiết, giúp tăng cường tính minh bạch, công khai về giá cả, giao dịch, giảm rủi ro. Đồng thời, tạo cơ hội đầu tư cho tất cả các các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có quyền tham gia.

Ông Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết: ''Doanh nghiệp được quyền tự do mua bán trên thị trường, không nên hạn chế, khi đã tự do hóa thì đương nhiên doanh nghiệp được quyền tự do như vậy''.

Cho rằng việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu là cần thiết, song các chuyên gia cũng lưu ý các thách thức như: chi phí ban đầu lớn, cần cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ ngăn chặn sự thao túng thị trường; năng lực tham gia của các doanh nghiệp; rủi ro về thị trường và phải tương thích với các quy định quốc tế.

Chính vì thế, việc thành lập và vận hành mô hình này sẽ cần phải tính toán kỹ lưỡng và cụ thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.