Cần có kế hoạch đào tạo giáo viên dân tộc thiểu số

Ngày 2/11, tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến để triển khai các quyết định, chương trình để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số.
Quang cảnh Hội nghị tại Bộ GDĐT

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tới 24 địa phương, 5 đại học, trường đại học.

Bộ GD&ĐT đánh giá, trong nhiều năm qua công tác giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó, giúp học sinh dân tộc thiểu số phát triển năng lực ngôn ngữ, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, có tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ, có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị ngôn ngữ, văn hoá của cộng đồng dân tộc thiểu số.

Đại diện một số trường đại học kiến nghị cần có sự linh hoạt trong việc cho phép các trường mở mã ngành đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số. Đồng thời, để giải bài toán giáo viên có trình độ đại học giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số thì cơ sở đào tạo có thể sử dụng phương pháp đào tạo liên thông hoặc đào tạo bằng đại học thứ hai.  

Đại diện một số trường cũng đề nghị Bộ cho phép mở rộng hơn phương thức đào tạo và đối tượng được đào tạo tiếng dân tộc thiểu số. Bởi nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số ở các vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống không chỉ dừng lại ở giáo viên, học sinh, sinh viên.

Để triển khai tốt Quyết định 142/QĐ-TTg Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đề nghị, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số. Đại phương cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đồng thời, bố trí kinh phí cấp phát sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học cho học sinh, giáo viên.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng đề nghị địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hoá, đặc biệt là bảo tồn ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Triển khai sâu rộng có hiệu quả việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Các cơ sở đào tạo cần làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, quan tâm mở mã ngành đào tạo giáo viên liên môn. Đồng thời, phối hợp với các địa phương trong việc đặt hàng đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuộc thi “Sinh viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào thiết kế các sản phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã khép lại với vòng chung kết sôi nổi vào tối 10/5, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên và giảng viên.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp năm 2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh sách 133 học sinh được miễn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.

Phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" đã và đang trở thành những hành động cụ thể, thiết thực, chạm đến từng lớp học, từng giáo viên, từng học sinh.

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh, với điểm nhấn là dự kiến loại bỏ nhiều hình thức kỷ luật nghiêm khắc từng áp dụng suốt hàng chục năm qua.

Liên quan đến thông tin phản ánh giáo viên trường Trung học cơ sở Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định, ngày 8/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng đã có báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng về kết quả xác minh sự việc.