Cần cơ chế đặc thù gỡ vướng cải tạo chung cư cũ

Thực tế thời gian qua cho thấy, vướng mắc trong công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vẫn nằm ở cơ chế, đặc biệt đối với đô thị lớn như Hà Nội có nhiều đặc thù. Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, Hà Nội cần có những cơ chế đặc thù về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, bổ sung kịp thời các quy định về cải tạo chung cư cũ.

Đầu tháng 3, UBND quận Ba Đình công bố phương án đề xuất quy hoạch và cải tạo tổng mặt bằng 5 cụm nhà chung cư cũ G6A, 6B, G22, 23, 24 Thành Công thành ba tòa nhà, trong đó tòa tái định cư cao 24 tầng nổi, ba tầng hầm và hai tòa thương mại, dịch vụ. Sau nhiều năm tạm cư, người dân phấn khởi đón nhận thông tin.

Khu chung cư cũ thuộc nhóm ưu tiên cải tạo đợt một

Đây là một trong số ít khu chung cư cũ thuộc nhóm ưu tiên cải tạo đợt một công bố phương án quy hoạch nhưng chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến hết quý 4/2023, qua bốn đợt thực hiện, toàn thành phố chưa có khu chung cư nào hoàn thành công tác lập, phê duyệt quy hoạch. Mới chỉ kiểm định được 431 trên tổng số 1360 chung cư, đạt 32% kế hoạch. Việc di dời các hộ dân ra khỏi nhà nguy hiểm cấp độ D vẫn còn 27 hộ dân ở nhà G6A Thành Công, nhà 148-150 phố Sơn Tây (Bộ tư pháp) và C8 Giảng Võ trên địa bàn quận Ba Đình.

Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, Hà Nội cần có những cơ chế đặc thù về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, bổ sung kịp thời các quy định về cải tạo chung cư cũ. Trrước hết là đẩy mạnh việc phân cấp phân quyền, bổ sung thẩm quyền cho HĐND thành phố khi sửa đổi Luật Thủ đô 2012.

Do không có cơ chế để đảm bảo quyền lợi giữa nhà nước, doanh nghiệp với người dân nên tiến độ cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn

Dự thảo Luật cũng cần nhấn mạnh đến việc cân bằng lợi ích giữa nhà nước - người dân - doanh nghiệp với các giải pháp cho từng chủ thể. Trong đó, cần tạo cơ chế để người dân được góp vốn cùng nhà đầu tư, vừa giảm bớt gánh nặng nguồn vốn cho doanh nghiệp và người dân vừa có thêm cơ hội lựa chọn căn hộ sau cải tạo. Hay một số nội dung khác liên quan đến thẩm quyền của riêng Hà Nội.

Cuối năm 2021, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về đề án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn với mục tiêu giai đoạn 2021-2025, ngân sách dự kiến bố trí khoảng 500 tỷ đồng tiến hành tổng rà soát, kiểm định các chung cư cũ và lập quy hoạch chi tiết, ưu tiên cải tạo trước 10 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D. Nhưng hai năm qua, mọi việc vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Hy vọng tới đây, với những cơ chế đặc thù được quy định tại Luật Thủ đô sửa đổi, Thành phố sẽ tháo gỡ được những vướng mắc, đẩy nhanh quá trình cải tạo, xây mới các chung cư cũ trên địa bàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.

Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.

Hà Nội liên tục khởi công những cây cầu, thông nhiều tuyến đường, kết nối giao thông khu vực nội đô với các vùng ven, tạo động lực cho việc phát triển các khu đô thị vệ tinh.

Liên danh Công ty TNHH Flamingo Hải Tiến và Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải đã tổ chức Lễ khởi công dự án Nhà ở xã hội Color Home Lê Hồ tại phường Lê Hồ, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.